Báo quốc tế: VinFuture tôn vinh khoa học mang lại giá trị mới cho nhân loại

(Kiến Thức) - Tạp chí Nature Journal – được mệnh danh là cuốn “kinh thánh” của giới khoa học quốc tế - vừa có bài viết nhận định về giải thưởng VinFuture của Việt Nam nhằm kêu gọi các nhà khoa học trên toàn thế giới cùng tham gia đăng ký đề cử. Tờ Nature Journal cũng ghi nhận mục tiêu cao cả của VinFuture khi hướng tới tôn vinh giá trị của những nghiên cứu góp phần thay đổi thế giới.

Nhằm kêu gọi giới khoa học tham gia đề cử, tạp chí Nature đã dẫn lời phỏng vấn Giáo sư Gérard Mourou, người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018: “Tất cả chúng ta có thể không nói cùng một ngôn ngữ, nhưng chúng ta có thể kết nối các nhà khoa học trên Trái Đất này để cùng hướng tới một mục tiêu chung, như đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 và các vấn đề thách thức khác. Đây là một điều vô cùng đáng khích lệ và là một ví dụ tuyệt vời về tinh thần đoàn kết trên phạm vi toàn cầu”.
Bao quoc te: VinFuture ton vinh khoa hoc mang lai gia tri moi cho nhan loai
 Nhà khoa học Gérard Mourou – người đoạt giải Nobel Vật lý năm 2018.
Đặc biệt, theo bà Lê Mai Lan – Phó Chủ tịch tập đoàn Vingroup kiêm Đại diện uỷ quyền Quỹ VinFure cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, giải thưởng khoa học toàn cầu VinFuture đã có hơn 700 nhà khoa học, tổ chức uy tín đến từ hơn 36 quốc gia, đại diện cho 6 châu lục đăng ký tham gia gửi đề cử sau hơn 1 tháng mở cổng tiếp nhận. “Con số ấn tượng cho thấy sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng khoa học thế giới, cũng như mục tiêu ý nghĩa phụng sự nhân loại của VinFuture.” – Bà Lan nhấn mạnh.
Tạp chí khoa học hàng đầu quốc tế dẫn thông tin, xuất phát điểm từ Việt Nam, giá trị tiền thưởng của VinFuture Grand Prize lên tới 3 triệu đô la Mỹ. Đây là giải thưởng có giá trị gấp ba lần so với bất kỳ giải thưởng khoa học nào khác trong khu vực. Ngoài, ra VinFuture còn dành 3 giải đặc biệt, mỗi giải có giá trị 500 nghìn đô la Mỹ cho các nhà khoa học nữ, nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và các nhà khoa học nghiên cứu trong các lĩnh vực mới.
Bao quoc te: VinFuture ton vinh khoa hoc mang lai gia tri moi cho nhan loai-Hinh-2
Buổi hội thảo về Giải thưởng VinFuture vào ngày 2/4 quy tụ các nhà khoa học trên toàn cầu. 
Song hành với các giải thưởng khoa học nổi tiếng như Nobel, Turing và Fields, giải thưởng VinFuture cam kết ghi nhận những nghiên cứu và đổi mới công nghệ mang tính đột phá nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, đồng thời tạo ra một thế giới bình đẳng và bền vững hơn. Việc này được VinFuture cam kết thông qua các tiêu chí đề cử của giải thưởng, chẳng hạn như sự phù hợp với ít nhất một Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs).
Bà Lê Mai Lan chia sẻ thêm: “Cần có các giải thưởng để thúc đẩy ứng dụng khoa học và công nghệ cho tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, quốc tịch, giới tính hay thu nhậ
“Các nhà khoa học nhận thức sâu sắc về sự đa dạng và mức độ nghiêm trọng của các vấn đề mà xã hội chúng ta đang phải đối mặt ngày nay. Bởi vậy, bất kỳ sáng kiến nào như giải thưởng VinFuture Prize sẽ được cộng đồng nhiệt liệt chào đón.” – GS Mourou, nhà khoa học nổi tiếng và cũng là một trong những thành viên Hội đồng giải thưởng nhận định.
Đây chính là động lực mạnh mẽ đằng sau việc thành lập một giải thưởng khoa học và công nghệ mới, với mong muốn tôn vinh giá trị của những nghiên cứu góp phần thay đổi thế giới.
Link: https://www.nature.com/articles/d42473-021-00065-y

Công bố giải thưởng toàn cầu Vinfuture

(Kiến Thức) - Ngày 20 tháng 12 năm 2020 – Vào đúng Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại, Tập đoàn Vingroup công bố ra mắt Quỹ VinFuture. Đây là Quỹ được thành lập để tổ chức Giải thưởng khoa học và công nghệ quốc tế đầu tiên do người Việt Nam khởi xướng và là một trong những giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất thế giới.  Người sáng lập Giải thưởng VinFuture là Ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và phu nhân là Bà Phạm Thu Hương. 

Sứ mệnh của Giải thưởng là "tạo ra những thay đổi tích cực trong cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người trên Trái Đất bằng việc thúc đẩy nghiên cứu khoa học và đổi mới công nghệ”.
Vì vậy, Giải thưởng VinFuture tôn vinh những trí tuệ xuất sắc không phân biệt quốc gia, giới tính, lứa tuổi – tác giả của các nghiên cứu khoa học, các phát minh, sáng chế đổi mới công nghệ nhằm giải quyết những thách thức chung của nhân loại như: nâng cao sức khỏe và chất lượng sống, xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, tạo cơ hội cho mọi người được hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, bình đẳng, công bằng, sản xuất và thương mại có trách nhiệm, ứng phó với biến đổi khí hậu...

"VinFuture chứng tỏ vị thế và tầm ảnh hưởng đặc biệt của Việt Nam"

"Đạt được một kết quả có giá trị khoa học kỹ thuật đơn thuần chưa đủ; kết quả đó phải giúp đời sống tốt đẹp hơn. VinFuture trao thưởng cho những nỗ lực hướng đến phúc lợi của con người và truyền cảm hứng cho các nhà khoa học’’.

GS. Albert P. Pisano - Chủ nhiệm Khoa, Trường Kỹ thuật Jacobs, Đại học California San Diego, Hoa Kỳ, đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo của Giải thưởng VinFuture, chia sẻ như vậy khi nói tầm vóc của và tiêu chí quan trọng nhất để tuyển chọn các ứng viên cho giải thưởng khoa học công nghệ có quy mô lớn nhất thế giới. 

Giải thưởng VinFuture là một bài học tuyệt vời cho thế giới

Bộ tiêu chí Giải thưởng VinFuture có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) -Ngày 3/2/2021, Quỹ VinFuture công bố Bộ tiêu chí đề cử cho Giải thưởng VinFuture với yêu cầu cốt lõi là các đề cử phải mang lại lợi ích cho hàng triệu người trong 10 năm qua hoặc trong 10 năm tới. 

Bộ tiêu chí chung do Hội đồng Giải thưởng, gồm 11 nhà khoa học uy tín hàng đầu thế giới xây dựng và thống nhất. Bộ có 09 tiêu chí chính áp dụng chung cho Giải thưởng chính và 3 Giải đặc biệt VinFuture, cùng các tiêu chí cụ thể bổ sung cho từng hạng mục Giải thưởng.
Với tầm nhìn toàn cầu và hướng đến mục tiêu khoa học phụng sự nhân loại, bộ tiêu chí nêu rõ, Giải thưởng sẽ vinh danh các tiến bộ trong khoa học công nghệ phù hợp với 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên hợp quốc (SDGs) như xóa nghèo, chấm dứt nạn đói, nâng cao sức khỏe và chất lượng cuộc sống, tạo cơ hội hưởng thụ nền giáo dục tiến bộ, nước sạch, năng lượng tái tạo, giảm bất bình đẳng, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Tin mới