Bão số 1 cách Cà Mau 400km, hơn nghìn tàu cá vẫn trên biển

(Kiến Thức) - Dù tâm bão số 1 Pabuk cách mũi Cà Mau hơn 400km nhưng vẫn còn hơn 1.086 tàu cá đang hoạt động trên biển, với 7.349 người. Lãnh đạo tỉnh Cà Mau đang tiến hành họp khẩn để ứng phó.

Sáng 2/1, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chủ trì cuộc họp triển khai phương án huy động tàu thuyền vào nơi tránh trú bão số 1 (bão Pabuk).
Bao so 1 cach Ca Mau 400km, hon nghin tau ca van tren bien
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải chủ trì cuộc họp ứng phó với bão số 1 sáng nay 2/1. Ảnh: Nhật Hồ/LĐO.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Cà Mau, đến 6h ngày 2/1, Cà Mau còn hơn 1.086 tàu cá đang hoạt động trên biển với 7.349 người. Trong đó, khu vực xa bờ 950 tàu; khu vực đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối 279 tàu; khu vực đảo Thổ Chu 671 tàu; khu vực gần bờ 136 tàu.
Lãnh đạo tỉnh Cà Mau chỉ đạo, các hộ dân sống trên đảo Hòn Chuối (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) phải sơ tán đến nơi an toàn gần nhất; các bè cá tại đảo Hòn Chuối phải gia cố chắc chắn. Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh tổng hợp tình hình tàu, thuyền, sức gió và các giải pháp của tỉnh Cà Mau, báo cáo nhanh về Ban Chỉ đạo Trung ương và kiến nghị điều động tàu lớn hỗ trợ tỉnh Cà Mau đưa ngư dân trên các tàu vào nơi an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành huy động tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào nơi an toàn. Những tàu không thể vào nơi an toàn, lực lượng chức năng huy động các tàu lớn gần đó tiến hành cứu hộ.
Bao so 1 cach Ca Mau 400km, hon nghin tau ca van tren bien-Hinh-2
Nhiều phương tiện công suất nhỏ đang hoạt động trên biển Cà Mau khá vất vả khi gặp sóng to, gió lớn khi vào bờ tránh trú, cần có phương tiện lớn đi kèm nhằm xử lý khi có tình huống xảy ra. 
Các tàu lớn tham gia cứu hộ phải trang bị đầy đủ dụng cụ như dây, phao để hỗ trợ cứu hộ. Các tàu thuyền tại khu vực đảo Thổ Chu phải tiến hành vào nơi tránh trú bão gần nhất.
Trước diễn biến cơn bão số 1 gây sóng to, gió lớn trên vùng biển, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử vừa có văn bản hỏa tốc kiến nghị Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn điều động phương tiện, lực lượng đến khu vực đảo Hòn Chuối để hỗ trợ tỉnh thực hiện công tác cứu nạn khi có tình huống xấu xảy ra.
Trước mắt, đề xuất điều động tàu cứu hộ SART 413 đang neo đậu tại Hòn Chuông (tỉnh Kiên Giang) đến đảo Hòn Chuối.
Theo UBND tỉnh Cà Mau, hiện vùng biển từ bờ ra các đảo đang có sóng rất to, trong khi đó lực lượng cứu hộ, cứu nạn của tỉnh không có phương tiện lớn để đảm bảo công tác hỗ trợ các tàu vào bờ.

Hồi 10h sáng nay 2/1, tâm bão Pabuk ở vào khoảng 6,0 độ vĩ bắc, 108,5 độ kinh đông, cách đất liền các tỉnh Nam Bộ khoảng 450km về phía đông nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60 - 75km/h), giật cấp 10.

Dự báo trong 24h tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Đến 10 giờ, ngày 3/1, tâm bão cách Mũi Cà Mau khoảng 200km về phía nam. Trong những giờ tiếp theo, khi di chuyển cách Mũi Cà Mau khoảng 320km về phía tây, sức gió giật lên cấp 11.

Từ hôm nay đến hết ngày 3/1, vùng biển phía Tây của khu vực Nam Biển Đông có gió mạnh cấp 7. Vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7, cấp 8, biển động.

Khu vực biển Cà Mau - Kiên Giang - Phú Quốc gió mạnh dần lên cấp 5, cấp 6, giật cấp 7, cấp 8. Mưa rào và giông bao phủ trên toàn bộ khu vực biển từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau - Kiên Giang - Phú Quốc. Trên đất liền Cà Mau - Kiên Giang - Bạc Liêu có mưa to đến rất to.

Hà Nội: Gió giật, mưa to khiến 537 cây đổ (*)

(Kiến Thức) - Theo tin từ cơ quan chức năng, do ảnh hưởng của bão số 1, Hà Nội có 537 cây đổ, nghiêm trọng hơn là có 6 cây đổ đè vào ô tô và xe máy đang lưu thông. 

Từ đêm qua, do ảnh hưởng của bão số 1, Thủ đô Hà Nội đã có mưa lớn kèm theo gió giật kéo dài suốt đêm tới tận sáng nay đã khiến cho cây đổ trên nhiều tuyến đường. Ảnh: Huyền Châu Nguyễn
 Từ đêm qua, do ảnh hưởng của bão số 1, Thủ đô Hà Nội đã có mưa lớn kèm theo gió giật kéo dài suốt đêm tới tận sáng nay đã khiến cho cây đổ trên nhiều tuyến đường.  Ảnh: Huyền Châu Nguyễn

Ảnh: Thái Bình-Nam Định tan hoang, đổ nát sau bão số 1

(Kiến Thức) -Do ảnh hưởng trực tiếp từ cơn bão số 1, Thái Bình và Nam Định là 2 tỉnh chịu nhiều thiệt hại do bão gây ra.

Anh: Thai Binh-Nam Dinh tan hoang, do nat sau bao so 1
 Vào khoảng 21h ngày 27/7, tâm bão số 1 đã đổ bộ lên đất liền các tỉnh Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình với sức gió mạnh nhất đạt cấp 9 (từ 75 - 90 km/giờ), giật cấp 11. Sau đó bão đi sâu vào đất liền, bão số 1 đã nhanh chóng suy giảm thành áp thấp nhiệt đới. Tuy nhiên do bị ảnh hưởng trực tiếp, các địa phương trên bị thiệt hại nặng nề do bão.
Anh: Thai Binh-Nam Dinh tan hoang, do nat sau bao so 1-Hinh-2

Ông Phạm Đình Nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cho hay, hiện tại trên địa bàn tỉnh bị mất điện. Mưa và gió đã giảm. Thống kê ban đầu từ các địa phương, không có thiệt hại về người; 5 tàu cá của ngư dân bị đánh chìm; nhiều diện tích hoa màu bị ngập úng. Trên các tuyến phố, nhiều cây xanh bị quật gãy; một số tuyến phố bị ngập úng, các phương tiện di chuyển gặp khó khăn.

Tin mới