Xem toàn bộ ảnh
Mạng Sina dẫn tin tức từ báo chí Việt Nam cho biết: Hôm 18/4, sau 30 tháng nỗ lực thi công, hai tàu tên lửa Molniya đã hạ thủy. Theo các cơ quan chức năng Việt Nam, xưởng đóng tàu Ba Son đã khắc phục vô vàn khó khăn, hoàn thành tàu sớm hơn kế hoạch đã định 8 tháng”. |
Các tàu tên lửa lớp Molniya là loại tàu tấn công nhanh mặt nước tiên tiến nhất của Hải quân Việt Nam. Nó sẽ giúp tăng cường khả năng ứng phó của Hải quân Việt Nam khi đột xuất xảy ra tình huống chiến tranh và nâng cao năng lực bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. |
Mạng Sina bình luận rằng: Vài năm gần đây, việc xây dựng và phát triển của Hải quân Việt Nam chủ yếu là hướng trên không, tàu ngầm và tàu tốc độ cao làm chủ lực. Đặc biệt là các tàu tên lửa “lấy nhỏ đánh lớn” theo học thuyết chiến tranh bất đối xứng. |
Năm 2006, Nga và Việt Nam đã ký hợp đồng chế tạo tàu tên lửa tấn công nhanh Molniya 1241.8. Các tàu này có lượng giãn nước đầy tải đạt 500 tấn, trang bị pháo hạm 76mm, pháo bắn gần 30mm và 16 ống phóng tên lửa chống hạm Kh-35. |
Tàu đạt vận tốc tối đa hơn 40 hải lý/h nên rất có năng lực đột kích trên biển. |
Theo hợp đồng đã ký, Nga trước hết đóng cho Việt Nam hai tàu lớp Molniya, sau đó cấp phép cho Việt Nam tự đóng 6 tàu loại này ở trong nước. Cuối năm 2013, hai tàu đầu tiên do Nga đóng cho Việt Nam đã được hạ thủy. |
Sau khi đi vào phục vụ, Hải quân Việt Nam đánh giá rất cao các tàu này. Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga, ông Mikhail Dmitriyev tiết lộ rằng Việt Nam cũng đang tích cực tìm kiếm khả năng Nga cấp giấy phép chuyển giao công nghệ. |
Trước mắt Nga đã đồng ý cho Việt Nam sản xuất phiên bản nâng cấp của tên lửa Kh-35 dùng trên tàu tên lửa lớp Molniya. Loại tên lửa này bề ngoài cho đến tính năng đều tương tự như tên lửa Harpoon nổi tiếng của Mỹ. Nó vừa có thể tấn công tàu mặt nước, lại vừa có thể tấn công mục tiêu mặt đất. |
Một chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Khoa học Viễn Đông Nga cho biết Việt Nam là nước thứ hai sau Ấn Độ đã hợp tác sản xuất tên lửa chống hạm với Nga. Điều đó cho thấy mức độ hợp tác quân sự của hai nước đã được nâng cao đáng kể. |
Với tàu tên lửa tấn công nhanh lớp Molniya, Hải quân Việt Nam sẽ có thêm khả năng để thực thi nhiệm vụ trên Biển Đông. Các tàu này có thể nương theo địa hình bờ biển việt Nam để tác chiến ở bất kỳ đâu trong Biển Đông. |
Nó cũng có thể khắc phục điều kiện thời tiết khắc nghiệt và đồng thời trang bị thêm tên lửa phòng không và bố trí càng linh hoạt hơn. Ngoài việc bố trí dựa trên các cảng trong đất liền, nó còn có thể được triển khai ra các đảo xa ngoài khơi. |
Trong những năm gần đây, Hải quân Việt Nam đã nhiều lần cho các tàu tên lửa ra các đảo xa bờ chỉ có cơ sở lâm thời để huấn luyện cho bộ đội thích nghi với điều kiện khó khăn khắc nghiệt ngoài biển trong thời chiến. |