Bất chấp mâu thuẫn, Nga vẫn viện trợ kinh tế cho Ukraine

(Kiến Thức) - Tổng thống Nga Putin khẳng định, mặc dù không công nhận chính quyền mới ở Kiev, song nước này vẫn sẽ tiếp tục viện trợ kinh tế cho Ukraine.

“Liên bang Nga dù không công nhận tính hợp pháp của chính quyền ở Kiev, nhưng sẽ tiếp tục hỗ trợ kinh tế với hàng trăm triệu USD. Tất nhiên, việc này sẽ không thể tiếp tục mãi mãi được”, ông Putin phát biểu hôm thứ 4 (9/4) trong cuộc họp với các quan chức cấp cao.
Đồng thời, ông cũng nhấn mạnh rằng, Moscos vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc thực hiện đầy đủ các điều khoản hợp đồng đã ký với Ukraine. Với lo ngại tình hình trước mắt này, vị tổng thống đa tài nước Nga còn nói thêm rằng, họ cần phải chuẩn bị các phương án khác nhằm thay thế các hàng hóa cũng như các đơn đặt hàng quốc phòng tới từ Ukraine.
Tổng thống Nga Putin.
 Tổng thống Nga Putin.
“Tôi yêu cầu các đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cần thực hiện một cách có trách nhiệm về những điều khoản hợp đồng đã ký kết với các đối tác Ukraine. Song, chúng ta nên lường trước cho mọi diễn biến trong tương lai, bao gồm cả phương án thay thế các mặt hàng nhập khẩu từ nước này”, ông nói.
Nga cũng cần chuẩn bị cho một kịch bản xấu một khi các đối tác quốc phòng Ukraine buộc phải ngưng sản xuất do tình hình bất ổn chính trị dang diễn ra. “Nếu xảy ra tình huống này, chúng ta sẽ phải thay đổi các kế hoạch mua sắm quốc phòng”.
Một vấn đề nữa liên quan tới việc mua bán khí đốt cũng được ông Putin đề cập trong cuộc họp. Theo đó, ông đề nghị chính phủ và tập đoàn khí đốt Gazprom đừng nên hối thúc trong trường hợp Ukraine chưa trả được khoản nợ.

Người dân Ukraine giúp gì cho quân đội lúc này?

(Kiến Thức) - Ngoài việc động viên tinh thần các binh sĩ hiện ở khu vực giáp biên giới với Nga, người dân Ukraine còn đóng góp những vật dụng thiết yếu cho cuộc sống thường nhật.

Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.
Kể từ khi chính thức sáp nhập Crimea, Nga đã khiến phương Tây và Ukraine không ngừng lo sợ về nguy cơ một cuộc tấn công vào miền đông Ukraine khi quân Nga không ngừng đổ về khu vực biên giới hai nước. Trong cuộc họp ngoại trưởng 28 quốc gia thành viên NATO, Tổng Thư ký liên minh Anders Fogh Rasmussen thẳng thắn phát biểu rằng, ông không hề nhận thấy dấu hiệu rút quân nào từ phía Nga như lời cam kết của Tổng thống Putin nói với Thủ tướng Đức Merkel.

Cuộc sống thường nhật ở Crimea giờ ra sao?

(Kiến Thức) - Sau thời gian chìm vào những biến cố căng thẳng, người dân vùng bán đảo Crimea tận hưởng những thời giây phút rất đỗi bình dị giữa đời thường.

Người dân đổ xô ra bãi biển Yalta.
Người dân đổ xô ra bãi biển Yalta.

Tin mới