Bắt được cá heo hai đầu hiếm chưa từng thấy

Các ngư dân lần đầu tiên bắt được cá heo hai đầu ở ngoài khơi bờ biển Hà Lan.

Bắt được cá heo hai đầu hiếm chưa từng thấy
Bat duoc ca heo hai dau hiem chua tung thay
 Cá heo hai đầu do ngư dân bắt được ở ngoài khơi bờ biển Hà Lan.
Các cư ngư dân Hà Lan đã bắt được một cặp cá heo song sinh dính liền cơ thể cực hiếm. Họ đã chụp ảnh "cá heo hai đầu" trước khi thả chúng trở lại môi trường tự nhiên.
Những bức ảnh do các ngư dân chia sẻ với nhóm nghiên cứu tại trường đại học Erasmus ở Rotterdam, cho thấy con cá heo dị dạng có một thân và hai đầu phát triển riêng rẽ. Chúng có có vây và râu ở môi trên.
Các nhà nghiên cứu hy vọng rằng phát hiện này sẽ giúp làm sáng tỏ hơn về hiện tượng song sinh dính liền cơ thể ở các động vật có vú dưới nước. Cho đến nay, chỉ 10 trường hợp tương tự được ghi nhận trên thế giới.
Bat duoc ca heo hai dau hiem chua tung thay-Hinh-2
 Hiện tượng sinh đôi dính liền cơ thể hiếm khi xảy ra ở động vật biển có vú.
Tiến sĩ Erwin Kompanje, người đứng đầu nhóm nghiên cứu, cho biết: “Động vật có vú dưới biển khác hoàn toàn so với trên cạn với khả năng thích ứng sống dưới biển”.
Đây là lần đầu tiên các nhà khoa học ghi nhận trường hợp song sinh dính liền cơ thể ở cá heo. Ngay cả song sinh bình thường cũng hiếm xảy ra ở loài động vật này.

Cận cảnh cá heo sinh con cực hiếm

(Kiến Thức) - Khách tham quan có cơ hội tận mắt chứng kiến cảnh tượng cá heo sinh con tại công viên hải dương Shedd ở Chicago, Mỹ.

Cận cảnh cá heo sinh con cực hiếm

Xem video: Tận mục cá heo sinh con (nguồn: Daily Mail)

Xúc động chàng trai giúp cá heo mắc cạn trở lại biển

(Kiến Thức) - Hành động cứu giúp cá heo mắc cạn của một người đàn ông ở Namibia đã khiến cư dân mạng xúc động.

Xúc động chàng trai giúp cá heo mắc cạn trở lại biển
Xuc dong chang trai giup ca heo mac can tro lai bien
 Phát hiện một con cá heo mắc cạn trên bãi biển tại vịnh Walvis ở Namibia, anh chàng Naude Dreyer nhanh chóng tới kiểm tra và đo kích cỡ con vật trước khi giúp đỡ nó trở lại biển. (Nguồn: Daily Mail)

Hãi hùng biển máu ở “lò mổ” cá heo bên bờ biển

Cảnh tượng giết cá heo và xẻ thịt ngay tại bãi biển đã biến khiến vùng biển Faroe đỏ sắc máu.

Hãi hùng biển máu ở “lò mổ” cá heo bên bờ biển
Cá heo thường sống theo đàn, nếu một thành viên trong đàn bị mắc kẹt ở lại thì các con khác cũng sẽ bơi tới quanh con bị mắc cạn, thậm chí điều này có thể đe dọa tới tính mạng cả đoàn. Chính bởi vậy, đàn cá heo sống cùng nhau và chết cùng nhau. Lợi dụng điều này, các thợ săn đã tập trung sẵn bên bờ biển Faroe ở Bắc Đại Tây Dương. 25 thuyền đã chờ sẵn để ra tay.  Chỉ trong vòng 2 giờ, các thợ săn đã dồn được đàn cá heo vào vùng nước nông. 120 con cá heo trong đoàn 200 con đã bị sát hại. Văn hóa của người Faroe có liên quan mật thiết với cá heo. Trước đây, khi nhìn thấy có cá heo xuất hiện gần bờ, người dân sẽ hò reo nhau tập trung bên bờ biển, còn ngày nay là sử dụng điện thoại. 
Hai hung bien mau o “lo mo” ca heo ben bo bien
 Họ giết cá heo bằng cách tấn công vào cột sống và các động mạch. Thậm chí, các thợ săn còn chia sẻ thịt và mỡ cá heo với cảnh sát trong vùng.
Theo một nghiên cứu công bố vào năm 2012, trong vòng 3 thế kỷ qua, người Faróe đã giết trung bình 838 con cá heo mỗi năm. Nhưng bản thân người Faroe lại cảm thấy rất khó chịu khi những người bên ngoài lại chỉ trích hành động của họ.  Người dân trong vùng biện hộ rằng: “Cá heo là một phần tự nhiên trong cuộc sống người Faroe và thịt, mỡ cá heo là một nguồn cung cấp thực phẩm cho các hộ gia đình trên đảo.” Thêm vào đó, trong khi nhiều tập tục như chọi gà, đấu bò tót tiến hành không khai và không bị lên án thì hoạt động của người dân Faroe lại bị cho là tàn nhẫn.  Người dân trên đảo cũng khẳng định việc giết cá heo vẫn ở trong tầm kiểm soát khi số lượng bị tiêu diệt không đe dọa tới loài sinh vật này. Hơn nữa, cá heo không bị liệt vào danh sách những loài động vật đang gặp nguy hiểm. Ông Pall Nolsoe, người phát nguôn trong vùng, cho biết hoạt động săn bắt cá heo hoàn toàn hợp pháp. Hoạt động săn bắt cá heo trên đảo Faroe phù hợp với các đạo luật quốc tế và nguyên tắc phát triển bền vững. Tuy nhiên, hoạt động săn cá heo trong vùng vẫn nhận được sự phản đối từ tổ chức bảo tồn Sea Shepherd. Liesbeth Zegveld, chuyên viên của tổ chức Sea Shepherd, cho biết: “Săn bắt cá heo hoàn toàn là phạm pháp. Hoạt động này trái luật ở châu Âu, phạm pháp ở Đan Mạch, vì vậy nó cũng nên áp dụng ở Faroe. Đan Mạch có quyền để dừng hoạt động này lại.”.
Mời độc giả xem video:

Tin mới