Bắt được vòng tròn lửa ma quái từ vũ trụ khác, chuyên gia rối bời

Bắt được vòng tròn lửa ma quái từ vũ trụ khác, chuyên gia rối bời

Hệ thống quan sát thiên văn ASKAP đã bắt được một vòng tròn ma quái rực lửa xuất hiện ở nơi lẽ ra nó không nên tồn tại, khiến các nhà khoa học bối rối.

Xem toàn bộ ảnh
Hệ thống quan sát thiên văn ASKAP do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO - Úc) quản lý đã phát hiện ra  vòng tròn lửa ma quái này từ nhiều năm trước.
Hệ thống quan sát thiên văn ASKAP do Tổ chức Nghiên cứu Công nghiệp và Khoa học Khối thịnh vượng chung (CSIRO - Úc) quản lý đã phát hiện ra vòng tròn lửa ma quái này từ nhiều năm trước.
Chiếc vòng tròn lửa ma quái này được đặt tên là J0624-6948. Nghiên cứu về nguồn gốc của nó, ban đầu các nhà khoa học cho rằng đây là một ORC (vòng tròn vô tuyến kỳ lạ).
Chiếc vòng tròn lửa ma quái này được đặt tên là J0624-6948. Nghiên cứu về nguồn gốc của nó, ban đầu các nhà khoa học cho rằng đây là một ORC (vòng tròn vô tuyến kỳ lạ).
ORC tuy còn đầy bí ẩn, nhưng đã được phát hiện khá nhiều trong vũ trụ, với nhiều khác biệt dễ nhận thấy về chỉ số quang phổ vô tuyến, kích thước biểu kiến...
ORC tuy còn đầy bí ẩn, nhưng đã được phát hiện khá nhiều trong vũ trụ, với nhiều khác biệt dễ nhận thấy về chỉ số quang phổ vô tuyến, kích thước biểu kiến...
Sau đó, nó tiếp tục được cho là tàn dư kỳ dị của một siêu tân tinh cổ đại nằm trong Đám mây Magellan Lớn, một trong các thiên hà vệ tinh của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Sau đó, nó tiếp tục được cho là tàn dư kỳ dị của một siêu tân tinh cổ đại nằm trong Đám mây Magellan Lớn, một trong các thiên hà vệ tinh của thiên hà chứa Trái Đất Milky Way (Ngân Hà).
Tuy nhiên, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Miroslav Filipovic từ Trường Khoa học của Đại học Tây Sydney mới đây cho rằng nó không thuộc bất kỳ thiên hà nào - kể cả Milky Way lẫn Đám mây Magellan Lớn bên cạnh.
Tuy nhiên, nhóm khoa học gia dẫn đầu bởi giáo sư Miroslav Filipovic từ Trường Khoa học của Đại học Tây Sydney mới đây cho rằng nó không thuộc bất kỳ thiên hà nào - kể cả Milky Way lẫn Đám mây Magellan Lớn bên cạnh.
Vòng tròn lửa này nằm lang thang trong không gian giữa các thiên hà, nơi lẽ ra nó không thể tồn tại. Về nguồn gốc của nó, J0624-6948 đích thực là tàn dư của một siêu tân tinh, ước tính mới 7.000 năm tuổi.
Vòng tròn lửa này nằm lang thang trong không gian giữa các thiên hà, nơi lẽ ra nó không thể tồn tại. Về nguồn gốc của nó, J0624-6948 đích thực là tàn dư của một siêu tân tinh, ước tính mới 7.000 năm tuổi.
Vì tính chất "lang thang" có một không hai, vòng trong lửa ma quái được mệnh danh là "Tàn dư siêu tân tinh bất hảo".
Vì tính chất "lang thang" có một không hai, vòng trong lửa ma quái được mệnh danh là "Tàn dư siêu tân tinh bất hảo".
Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.
Những ngôi sao tồn tại bằng việc tiêu thụ nguồn năng lượng nhiệt hạch bên trong nó để tạo nên lực cân bằng với lực hấp dẫn. Khi không còn gì để tiêu thụ, lực hấp dẫn sẽ kéo mọi vật chất vào tâm khiến ngôi sao sụp đổ và kết thúc bằng một vụ nổ siêu tân tinh.
Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.
Vụ nổ có nhiệt lượng vô cùng lớn, đốt cháy mọi vật chất và tạo nên những luồng plasma siêu nóng và sáng chói. Dựa theo cường độ sáng chúng được ghi nhận là tân tinh hoặc siêu tân tinh.
Sau vụ nổ siêu tân tinh, một ngôi sao có thể biến thành sao lùn trắng, sao neutron, lỗ đen hoặc chỉ là một bụi và khí sao còn sót lại.
Sau vụ nổ siêu tân tinh, một ngôi sao có thể biến thành sao lùn trắng, sao neutron, lỗ đen hoặc chỉ là một bụi và khí sao còn sót lại.
Cho đến năm 2006, các nhà khoa học tin rằng siêu tân tinh gần đây nhất của dải Ngân hà xảy ra vào cuối những năm 1600. Sau đó, họ nhận ra rằng một cụm nhỏ các mảnh vỡ giữa các vì sao mà họ đang theo dõi trong 23 năm qua là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra cách đây 140 năm.
Cho đến năm 2006, các nhà khoa học tin rằng siêu tân tinh gần đây nhất của dải Ngân hà xảy ra vào cuối những năm 1600. Sau đó, họ nhận ra rằng một cụm nhỏ các mảnh vỡ giữa các vì sao mà họ đang theo dõi trong 23 năm qua là tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh đã xảy ra cách đây 140 năm.
Hiện nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể quan sát được toàn bộ những vụ nổ siêu tân tinh bởi bụi vũ trụ. Một số siêu tân tinh còn lại có độ sáng lớn hơn, do đó có thể dễ dàng quan sát sự xuất hiện của nó bằng kính thiên văn.
Hiện nay, các nhà thiên văn học vẫn không thể quan sát được toàn bộ những vụ nổ siêu tân tinh bởi bụi vũ trụ. Một số siêu tân tinh còn lại có độ sáng lớn hơn, do đó có thể dễ dàng quan sát sự xuất hiện của nó bằng kính thiên văn.
Mời các bạn xem video: Phi hành gia NASA làm rơi gương ngoài vũ trụ. Nguồn: VTV.

GALLERY MỚI NHẤT