Bắt giam, khởi tố 2 cựu lãnh đạo Công ty Tân Thuận dính sai phạm 32ha đất Phước Kiển

(Kiến Thức) - Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Công Thiện, Nguyễn Văn Minh.
 

Khởi tố 2 nguyên lãnh đạo Công ty Tân Thuận.
Khởi tố 2 nguyên lãnh đạo Công ty Tân Thuận.

Ngày 6/1, Cơ quan An ninh điều tra Công an TPHCM đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Công Thiện - nguyên tổng giám đốc và ông Nguyễn Văn Minh - nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và xây dựng Tân Thuận (Công ty Tân Thuận).

Cả 2 nguyên lãnh đạo Công ty Tân Thuận bị bắt để điều tra về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí" theo điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Bat giam, khoi to 2 cuu lanh dao Cong ty Tan Thuan dinh sai pham 32ha dat Phuoc Kien
Khởi tố 2 nguyên lãnh đạo Công ty Tân Thuận vì liên quan đến sai phạm 32 hecta đất. 

Trước đó, tháng 6/2018, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM đã quyết định cách hết chức vụ trong Đảng đối với ông Trần Công Thiện, bí thư chi bộ, tổng giám đốc Công ty Tân Thuận, Chủ tịch Hội đồng xây dựng giá bất động sản kinh doanh Công ty Tân Thuận. Đồng thời, Ủy ban kiểm tra Thành uỷ đề nghị Văn phòng Thành ủy cách chức thành viên hội đồng thành viên và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận đối với ông Thiện.

Ông Thiện là người chịu trách nhiệm chính, trực tiếp trong việc chỉ đạo điều hành công việc tại Công ty Tân Thuận dẫn đến những vi phạm khi thực hiện dự án khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè).

Ủy ban kiểm tra Thành ủy cũng kiến nghị Ban thường vụ Thành ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND TP chỉ đạo UBND TP, yêu cầu Thanh tra TP làm rõ có hay không hành vi cố ý làm trái quy định của pháp luật và của Thành ủy của ông Trần Công Thiện trong việc tham mưu đề xuất giá chuyển nhượng chưa đảm bảo ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng. Nếu có hành vi cố ý làm trái sẽ chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền xem xét xử lý theo quy định của pháp luật.

Liên quan đến vụ chuyển nhượng 32ha đất đã đền bù tại xã Phước Kiển, sau khi Công ty Quốc Cường Gia Lai gửi công văn cho Công ty Tân Thuận yêu cầu được thương lượng cách thức hợp tác đối với khu đất nói trên, ngày 1-6-2017, Văn phòng Thành ủy TP.HCM có công văn thông báo ý kiến chỉ đạo của phó bí thư thường trực Thành ủy (thời điểm đó là ông Tất Thành Cang) về chuyển nhượng hơn 32ha đất nói trên.

Theo đó, xét báo cáo, đề xuất của Văn phòng Thành ủy, phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM chấp thuận chủ trương giao Hội đồng thành viên và tổng giám đốc Công ty Tân Thuận quyết định và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện việc chuyển nhượng hơn 32ha đất cho Công ty Quốc Cường Gia Lai.

Trong đó có nhấn mạnh việc chuyển nhượng phải đảm bảo ngang giá thị trường tại thời điểm chuyển nhượng và tuân theo quy định pháp luật hiện hành. Được "mở cửa", Công ty Tân Thuận lập tức ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1.290.000 đồng/m2. Giá chuyển nhượng do Công ty Tân Thuận tự thẩm định.

Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau khi ký, hợp đồng chuyển nhượng giữa hai công ty trên đã bị "tuýt còi". Theo xác định của Văn phòng Thành ủy, giá chuyển nhượng thấp hơn giá thị trường 478.000 đồng/m2.

Văn phòng Thành ủy TP.HCM đã có thông báo cho rằng việc ký chuyển nhượng này không được báo cáo cho tập thể thường trực Thành ủy và tập thể Ban thường vụ Thành ủy theo quyết định số 1087-QD9/TU ngày 31-3-2009 của Ban thường vụ Thành ủy về ban hành quy chế quản lý, sử dụng tài sản là nhà, quyền sử dụng đất tại các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu của Đảng bộ TP.

Việc chuyển nhượng đất không qua đấu giá trái với quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP (về quy định việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp) và không đúng với nghị định 44/2014-NĐ-CP (quy định về giá đất).

Kịch bản nào cho thị trường địa ốc năm 2018?

Năm 2018, dự báo thị trường bất động sản (BĐS) có thể vẫn giữ được sự phát triển ổn định; các phân khúc thị trường và sản phẩm có sự tái cơ cấu hợp lý hơn.

Kịch bản nào cho thị trường địa ốc năm 2018?
Với kinh nghiệm từ những cơn sốt đất và dự án ảo, năm 2018 các chuyên gia cho rằng nhà đầu tư cần cảnh giác hơn với những dự án cam kết đảm bảo lợi nhuận “khủng” và tâm lý đám đông. Năm nay thị trường phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn về quan hệ cung cầu, tiếp cận quỹ đất, đặc biệt là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng.

Tân Thuận đã "xẻ thịt" dự án Khu dân cư ven sông như thế nào?

Không chỉ bán dự án cho Quốc Cường Gia Lai, Công ty Tân Thuận còn “xẻ thịt” dự án Khu dân cư ven sông Tân Phong cho Công ty Nam Sài Gòn. 

Tân Thuận đã "xẻ thịt" dự án Khu dân cư ven sông như thế nào?
Quy hoạch tổng thể của Dự án Khu đô thị mới Nam TP.HCM được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 749/TTg ngày 8/12/1994 và được UBND thành phố phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch theo quyết định số 5080/QĐ-UB-QLĐT ngày 04/9/1999 với 22 phân khu chức năng trên tổng diện tích 2.600 ha.
Phân khu chức năng Dự án Khu đô thị mới Nam thành phố
 Phân khu chức năng Dự án Khu đô thị mới Nam thành phố

Dưới thời ông Tề Trí Dũng, Tân Thuận sai phạm “khủng” như thế nào?

(Kiến Thức) - Trước khi ông Tề Trí Dũng bị bắt, Thanh tra TPHCM đã chỉ ra hàng loạt sai phạm liên quan đến Công ty Tân Thuận - IPC. Trong đó, hàng loạt dự án của doanh nghiệp này bị điểm tên: Khu dân cư Long Hậu, Khu định cư An Phú Tây...

Dưới thời ông Tề Trí Dũng, Tân Thuận sai phạm “khủng” như thế nào?
Cơ quan CSĐT Công an TP HCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Tề Trí Dũng- Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận, gọi tắt là Công ty Tân Thuận – IPC, để điều tra hành vi “Tham ô tài sản” và “Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Duoi thoi ong Te Tri Dung, Tan Thuan sai pham “khung” nhu the nao?
Tổng giám đốc công ty Tân Thuận Tề Trí Dũng bị Cơ quan CSĐT khởi tố, bắt tạm giam. Ảnh: Congan.

Tin mới