Bật mí 4 sự thật ít biết về Syria

(Kiến Thức) - Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước và liên tục bị các đế chế "khổng lồ" chiếm đóng, cai trị.

1. Người dân Syria

74% dân số Syria theo Hồi giáo theo dòng Sunni.
74% dân số Syria theo Hồi giáo theo dòng Sunni.
Khoảng 23 triệu người sống ở Syria trong đó có khoảng 74% là người Hồi giáo theo dòng Sunni, 12% dân số là người Hồi giáo Alawites. Mặc dù là nhóm dân số thiểu số nhưng người Hồi giáo Alawite lại chiếm ưu thế trong lĩnh vực chính trị trong nhiều thập kỷ. Đặc biệt, Tổng thống Bashar al-Assad cũng nằm trong số ít người theo Hồi giáo Alawite.
Khoảng 10% dân số Syria theo Kitô giáo và một phần nhỏ người dân đi theo các giáo phái bí ẩn khác với các đặc điểm của tôn giáo độc thần.
Hầu hết người dân sinh sống ở Syria đều nói tiếng Arab, chỉ có khoảng 9% dân số nói tiếng Kurd. Họ chủ yếu sống ở khu vực Đông Bắc.
2. Lịch sử cổ đại
Một trong 20.000 văn bản chữ hình nêm được phát hiện ở Syria.
Một trong 20.000 văn bản chữ hình nêm được phát hiện ở Syria.
Syria từng là cái nôi của nền văn minh 10.000 năm trước. Nó cũng là quê hương của thành phố cổ đại Ebla. Thành phố này phát triển rực rỡ, sầm uất kể từ năm 1800-1650 trước công nguyên.
Cũng tại mảnh đất Syria, các nhà khảo cổ, khoa học đã phát hiện 20.000 văn bản chữ hình nêm và nhiều hóa thạch đồ đá cũ. Những "báu vật" khảo cổ này giúp các nhà khoa học dần khám phá ra cuộc sống hàng ngày của người dân vùng Lưỡng Hà thời điểm đó.
Trong lịch sử, Syria xưa liên tục trở thành một phần lãnh thổ bị những đế chế lớn gồm Ai Cập, Assyria, Chaldea, Ba Tư, Macedonia và La Mã chiếm đóng, cai trị.
3. Những địa điểm giàu tính lịch sử
Cung điện thời trung cổ ở thành phố Aleppo.
Cung điện thời trung cổ ở thành phố Aleppo. 
Hai thành phố lớn của Syria bao gồm Aleppo ở phía Tây Bắc và Damascus ở phía Tây Nam được đánh giá là những địa điểm cổ xưa. Trong đó, thủ đô Damascus đã được đề cập trong một tài liệu Ai Cập có niên đại 1.500 năm trước công nguyên. Nó được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Tell Ramad, ngay bên ngoài thủ đô Damascus. Theo kết quả phân tích, đánh giá của các chuyên gia, Damascus đã bị các đế chế chiếm đóng từ năm 6300 trước công nguyên.
Còn thành phố Aleppo có thể là một trong những thành phố lâu đời nhất thế giới liên tục bị các đế chế chiếm đóng. Người ta đã tìm được một số bằng chứng cho thấy đây là nơi đã có sự sống của con người từ năm 6000 trước công nguyên. Do thành phố này nằm dọc theo con đường tơ lụa nên thương mại vô cùng phát triển trong suốt nhiều thế kỷ.
4. Lịch sử hiện đại
Trong gần 4 thế kỷ, Syria là một phần của Đế quốc Ottoman. Quốc gia Trung Đông này cùng với Lebanon chịu sự kiểm soát của Pháp sau khi đế chế Ottoman sụp đổ năm 1918. Đến năm 1946, Syria mới trở thành quốc gia độc lập như ngày nay.
Do Syria và Lebanon từng bị sáp nhập thành một vùng lãnh thổ nên Syria luôn cố gắng gây ảnh hưởng với người dân Lebanon. Cụ thể, trong giai đoạn năm 1976-2005, quân đội Syria chiếm cứ một số khu vực thuộc Lebanon và tuyên bố đó là cách bảo vệ quốc gia này khỏi các mối đe dọa từ bên ngoài.
Hafez al Assad - cha của đương kim Tổng thống Bashar al-Assad nắm quyền điều hành đất nước từ năm 1971 cho đến khi qua đời vào năm 2000. Trong thời gian cầm quyền, cố Tổng thống Hafez al Assad đã vướng vào những cuộc xung đột dữ dội và giết chết hàng ngàn người trong một cuộc đàn áp làn sóng biểu tình của phong trào Anh em Hồi giáo năm 1982. Sau khi ông Hafez al Assad qua đời, đương kim Tổng thống Assad trở thành người kế nhiệm cha và cầm quyền trong suốt 13 năm.

Ngắm tuyệt tác kiến trúc cổ của Syria

(Kiến Thức) - Ít ai ngờ, Syria - đất nước đang chìm trong máu lửa chiến tranh lại sở hữu nhiều kiệt tác kiến trúc cổ có giá trị trường tồn qua năm tháng.

Palmyra là một trong những thành phố cổ đại quan trọng nhất ở Syria đang có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc nội chiến. Vào thời La Mã cổ đại, Palmyra là thành phố giữ vai trò quan trọng nhất. Nó nằm dọc theo tuyến đường thương mại nối liền Đông - Tây, với số dân khoảng 100.000 người.
 Palmyra là một trong những thành phố cổ đại quan trọng nhất ở Syria đang có nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc nội chiến. Vào thời La Mã cổ đại, Palmyra là thành phố giữ vai trò quan trọng nhất. Nó nằm dọc theo tuyến đường thương mại nối liền Đông - Tây, với số dân khoảng 100.000 người.
Nhà thờ Hồi giáo nằm ở thủ đô Damascus được xây dựng từ thế kỷ VIII. Nó là công trình dùng để thờ phụng một mình thánh John the Baptist (Yahya). Đặc điểm nổi bật của công trình này là kiến trúc đặc trưng kết hợp mái vòm cùng với những mảnh ghép mosaic tuyệt mĩ.
Nhà thờ Hồi giáo nằm ở thủ đô Damascus được xây dựng từ thế kỷ VIII. Nó là công trình dùng để thờ phụng một mình thánh John the Baptist (Yahya). Đặc điểm nổi bật của công trình này là kiến trúc đặc trưng kết hợp mái vòm cùng với những mảnh ghép mosaic tuyệt mĩ. 

Loài rồng thực sự tồn tại trên Trái đất?

(Kiến Thức) - Trong nhiều tài liệu lịch sử có những mô tả cực chi tiết về hình dáng của rồng. Phải chăng, loài vật nhuốm sắc thần thoại này thực sự tồn tại?

Cuốn sử thi Gilgamesh viết năm 2.000 trước công nguyên ở Lưỡng Hà từng mô tả sinh vật Humbaba có hình dạng rất đặc biệt: có bờm sư tử, mặt rắn, sừng mọc khắp thân, chân có móng vuốt của kền kền, mang đôi sừng của bò, miệng có thể phun lửa và nước. Trong ảnh là bức tranh vẽ con rồng của danh họa Paolo Uccello năm 1470.
 Cuốn sử thi Gilgamesh viết năm 2.000 trước công nguyên ở Lưỡng Hà từng mô tả sinh vật Humbaba có hình dạng rất đặc biệt: có bờm sư tử, mặt rắn, sừng mọc khắp thân, chân có móng vuốt của kền kền, mang đôi sừng của bò, miệng có thể phun lửa và nước. Trong ảnh là bức tranh vẽ con rồng của danh họa Paolo Uccello năm 1470.
Trong tài liệu ghi chép của người Babylon, họ thờ phụng một loài bò sát khổng lồ được cho là rồng với hình dáng kỳ lạ: có cánh, biết phun lửa và biết bay.
 Trong tài liệu ghi chép của người Babylon, họ thờ phụng một loài bò sát khổng lồ được cho là rồng với hình dáng kỳ lạ: có cánh, biết phun lửa và biết bay.

Tin mới