“Bật mí” danh sách mua sắm vũ khí của Thái Lan

(Kiến Thức) - Quân đội Hoàng gia Thái Lan muốn mua 1 tàu ngầm phi hạt nhân và 6 tiêm kích Saab JAS 39C/D Gripen từ nay tới năm 2024.

“Bật mí” danh sách mua sắm vũ khí của Thái Lan
Nguồn tin trong quân đội đã thừa nhận danh sách mua bán này đã được Tổng Tư lệnh Thanasak Patimaprakorn đưa ra theo yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng - Thủ tướng Yingluck Shinawatra.
Theo nguồn tin này, danh sách vũ khí này là cần thiết để thay thế những vũ khí đã cao tuổi trong Quân đội Thái Lan cũng như bảo đảm vị thế quân sự trong khu vực Đông Nam Á.
Thái Lan sẽ mua gì?
Cùng với tàu ngầm, Hải quân Hoàng gia Thái Lan cũng dự tính sẽ mua thêm một số trang thiết bị quân sự bao gồm tàu hộ vệ đa năng từ nhà máy đóng tàu Daewoo (DSME) của Hàn Quốc – tiếp theo một đơn đặt hàng tàu hộ vệ với DSME vào tháng 8/2013; tàu tuần tra xa bờ (OPV) dựa trên mẫu OPV lớp River của BAE Systems vừa được đưa vào biên chế của lực lượng này và trực thăng có khả năng tác chiến chống ngầm.
Ảnh đồ họa tàu hộ vệ tương lai của Hải quân Thái Lan.
 Ảnh đồ họa tàu hộ vệ tương lai của Hải quân Thái Lan.
Không quân Hoàng gia Thái Lan cũng đưa ra yêu cầu mua ít nhất 6 máy bay JAS-39 Gripen vào tháng 9/2013 để bổ sung cho 12 chiếc Gripen đang trong biên chế. Lực lượng này cũng tìm kiếm mẫu máy bay trực thăng đa năng có khả năng tham gia các nhiệm vụ tìm kiếm và cứu nạn, ứng viên nhắm tới là EC725 của Eurocopter.
Lục quân Thái Lan cũng dự định mua thêm xe tăng Oplot-M từ Ukraine, xe bọc thép chở quân và nhiều loại trực thăng bao gồm Sikorsky S-70 Black Hawk, Mil Mi-17V-5 và Eurocopter UH-72A Lakota nhằm thay thế các loại trực thăng Bell UH-1 và Sikorsky đã lỗi thời.
Do tình hình kinh tế, Jane’s Defence Budget dự đoán chi tiêu quốc phòng của Thái Lan sẽ tăng 7% đạt mức 5,8 tỷ USD vào năm 2013 và sẽ giữ nguyên mức này trong vòng vài năm tiếp theo.
Thái Lan có ý đổi lương thực lấy máy bay chiến đấu.
 Thái Lan có ý đổi lương thực lấy máy bay chiến đấu.
Ngoài ra, Thái Lan sẽ tiếp tục mua sắm vũ khí qua các chương trình trao đổi “cao su, gạo và gà”. Những hợp đồng dạng này cũng sẽ giúp ích cho người nông dân THái Lan.
Người phát ngôn của Không quân Thái Lan Prapas Sonjaidee cũng thừa nhận lực lượng này đang tìm kiếm cơ hội mua thêm các máy bay Gripen thông qua việc trao đổi các sản phẩm nông nghiệp như gà.
Học trước, mua tàu ngầm sau
Trong các loại vũ khí sắp được Thái Lan mua, tàu ngầm gây nhiều tranh cãi nhất khi chính phủ Thái Lan chưa thực sự quyết tâm theo đuổi chương trình này.
Tạp chí Jane’s dẫn nguồn tin trong Quân đội Thái Lan cho biết việc mua tàu ngầm phi hạt nhân đang được xem xét một cách nghiêm túc. Động lực chính cho quyết tâm của chính phủ Thái Lan là vai trò quan trọng của nước này trong việc phát triển cảng biển sâu Dawei ở biển Andaman của Myanmar.
Cảng Dawei được dự đoán sẽ bắt đầu hoạt động trong vòng 10 năm và cho phép Thái Lan bằng các khoản đầu tư vào dự án sẽ có thể nhập khẩu và xuất khẩu qua vịnh Thái Lan tới châu Âu, Ấn Độ và Trung Đông.
Thái Lan có thể chọn Hàn Quốc hoặc Đức để mua tàu ngầm.
 Thái Lan có thể chọn Hàn Quốc hoặc Đức để mua tàu ngầm.
Nguồn tin trong Quân đội Thái Lan cho biết, mặc dù lực lượng này đang tập trung vào việc mua 2 tàu hộ vệ từ Hàn Quốc theo hợp đồng 468 triệu USD được ký hồi tháng 8/2013 nhưng Hải quân Thái Lan đã gửi 2 đội thủy thủ đi tham gia huấn luyện tàu ngầm tại Đức và Hàn Quốc – điều này cho thấy Thái Lan có thể mua tàu ngầm của 1 trong 2 nước này.
Nguồn tin cho biết thêm rằng, Thái Lan sẽ chỉ mua tàu ngầm mới chứ không mua lại các tàu ngầm cũ. Việc cử 2 đội đi học tại 2 nước sẽ giúp họ lựa chọn được mẫu tàu phù hợp nhất với Thái Lan.
Hải quân Thái Lan cũng đầu tư nhiều để xây dựng hệ thống giả lập và huấn luyện tàu ngầm tại căn cứ Sattahip.

Khám phá “siêu thị tàu chiến” của Hải quân Thái Lan

Khám phá “siêu thị tàu chiến” của Hải quân Thái Lan
Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay.
Hải quân Hoàng gia Thái Lan biên chế 130 tàu chiến các loại do 9 quốc gia sản xuất. Trong ảnh là tàu sân bay HTMS Chakri Naruebet, niềm tự hào của hải quân nước này khi là quốc gia duy nhất trong khu vực sở hữu tàu sân bay. 

Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.
Chakri Naruebet cũng được xem là tàu sân bay nhỏ nhất trên thế giới do hãng đóng tàu của Tây Ban Nha chế tạo với đơn giá 300 triệu USD. Trong ảnh là hàng máy bay chiến đấu cất cánh ngắn AV-8S Matador trang bị trên tàu sân bay của Thái Lan.

“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.
“Danh hiệu” khinh hạm lớn nhất của Hải quân Thái Lan thuộc về 2 tàu thuộc lớp Knox được Mỹ viện trợ từ những năm 1970. Các tàu này có lượng giãn nước tới 4.260 tấn, dài 134m. Hỏa lực trang bị có pháo, tên lửa chống tàu, tên lửa phòng không tầm trung, ngư lôi.

Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.
Trong nỗ lực hiện đại hóa, năm 1991, Thái Lan ký thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm tên lửa lớp Giang Hồ I Type 053H có lượng giãn nước 1.702 tấn. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Bangkakong.

Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.
Năm 1992, Thái Lan tiếp tục mua 2 khinh hạm Giang Hồ I Type 053HT có lượng giãn nước lớn hơn, 1.960 tấn. Điểm cải tiến chủ yếu là kích thước tàu kéo dài hơn để có thể mang được trực thăng. Trong ảnh là khinh hạm HTMS Kraburi của lớp tàu này.

Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.
Năm 1995, Thái Lan lại ký một thỏa thuận với Trung Quốc mua 2 khinh hạm F25T Giang Hồ với giá “rẻ bất ngờ”, hơn 100 triệu USD. Trong ảnh là chiến hạm HTMS Naresuan thuộc lớp tàu F25T.

Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.
Tuy nhiên, “tiền nào của ấy”, Thái Lan sau khi mua về tốn hơn 100 triệu USD để sửa chữa, nâng cấp những con tàu chất lượng kém này. Ngay cả hỏa lực của F25T cũng rất yếu ớt không phù hợp với tác chiến hiện đại.

Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.
Vì “tội tham rẻ”, gần đây Thái Lan lại tiếp tục chi thêm ngân sách hiện đại hóa toàn diện hệ thống điện tử và vũ khí cho 2 tàu F25T.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Khirirat thuộc lớp Bayandor (số lượng 2 chiếc) được Mỹ viện trợ từ những năm 1970.

Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.
Trong ảnh là khinh hạm HTMS Makut Rajakumarn của Thái Lan mua của Anh từ những năm 1970.  

Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.
Hộ tống hạm HTMS Sukhothai thuộc lớp tàu Ratanakosin được Thái Lan mua của Mỹ từ cuối những năm 1980. Con tàu có hỏa lực tương đối tốt gồm tên lửa chống tàu, tên lửa đối không, ngư lôi chống ngầm và pháo hạm. Có thể nói, Đông Nam Á không có nước nào có lực lượng khinh hạm đông đảo, đa dạng như Thái Lan.

Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.
Lực lượng tuần tra biển của Hải quân Thái Lan có 4 lớp tàu với 14 tàu. Trong ảnh là tàu tuần tra ven biển HTMS Pattani thuộc lớp tàu cùng tên do Thái Lan thiết kế, Trung Quốc chế tạo.

Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.
Ngoài lực lượng khinh hạm, hộ tống hạm, Hải quân Thái Lan còn có sự góp mặt của khoảng 9 tàu tấn công cao tốc được trang bị tên lửa hành trình chống tàu. Trong ảnh là tàu tấn công tên lửa HTMS Handak Sudtru do Singapore đóng.

“Mục kích” lực lượng Lục quân Thái Lan tập trận lớn

“Mục kích” lực lượng Lục quân Thái Lan tập trận lớn
Cuộc tập trận có bắn đạn thật mang tên CALFEX diễn ra từ ngày 8-12/7 có sự tham gia của hơn 1.000 binh lính cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng.
Cuộc tập trận có bắn đạn thật mang tên CALFEX diễn ra từ ngày 8-12/7 có sự tham gia của hơn 1.000 binh lính cùng các đơn vị pháo binh, xe tăng.

Nhiều tướng lĩnh cấp cao Quân đội Hoàng gia Thái Lan tham gia cuộc tập trận CALFEX 2013.
Nhiều tướng lĩnh cấp cao Quân đội Hoàng gia Thái Lan tham gia cuộc tập trận CALFEX 2013.

Tướng lĩnh Quân đội Thái Lan động viên binh lính trước giờ bước vào cuộc tập trận.
Tướng lĩnh Quân đội Thái Lan động viên binh lính trước giờ bước vào cuộc tập trận.

Lục quân Hoàng gia Thái Lan là lực lượng “già nhất” và cũng là lớn nhất trong các thành phần thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan.
Lục quân Hoàng gia Thái Lan là lực lượng “già nhất” và cũng là lớn nhất trong các thành phần thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Thái Lan.

Lục quân Hoàng gia Thái Lan hiện có 190.000 binh sĩ thường trực được trang bị các hệ thống vũ khí chủ yếu xuất xứ từ Mỹ, phần còn lại từ Singapore, Trung Quốc, Anh, Đức…
Lục quân Hoàng gia Thái Lan hiện có 190.000 binh sĩ thường trực được trang bị các hệ thống vũ khí chủ yếu xuất xứ từ Mỹ, phần còn lại từ Singapore, Trung Quốc, Anh, Đức…

Lực lượng xe tăng tham dự tập trận CALFEX 2013 gồm những chiếc xe tăng hạng nhẹ Stingray nhập khẩu từ Mỹ.
Lực lượng xe tăng tham dự tập trận CALFEX 2013 gồm những chiếc xe tăng hạng nhẹ Stingray nhập khẩu từ Mỹ.

Xe tăng Stingray do hãng Textron Marine & Land System chế tạo, hiện chỉ có Thái Lan sử dụng loại xe này. Xe tăng Stingray nặng 22,6 tấn, giáp dày 23mm (vị trí dày nhất) trang bị pháo nòng xoắn 105mm.
Xe tăng Stingray do hãng Textron Marine & Land System chế tạo, hiện chỉ có Thái Lan sử dụng loại xe này. Xe tăng Stingray nặng 22,6 tấn, giáp dày 23mm (vị trí dày nhất) trang bị pháo nòng xoắn 105mm.

Những chiếc Stingray chuẩn bị khai hỏa tấn công mục tiêu.
Những chiếc Stingray chuẩn bị khai hỏa tấn công mục tiêu.

Ngoài Stingray còn có những chiếc xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion (mua của Anh), trang bị pháo chính cỡ 76mm.
Ngoài Stingray còn có những chiếc xe tăng hạng nhẹ FV101 Scorpion (mua của Anh), trang bị pháo chính cỡ 76mm.

Xe bọc thép chở quân M113.
Xe bọc thép chở quân M113.

Dân Thái Lan “háo hức” thăm tàu chiến Trung Quốc

(Kiến Thức) - Hàng trăm người dân Thái Lan, trong đó có cả Hoa Kiều đã được lên thăm các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc.

Dân Thái Lan “háo hức” thăm tàu chiến Trung Quốc
Mới đây biên đội tàu chiến đấu Hải quân Trung Quốc gồm: khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân; hộ vệ tên lửa Miên Dương và tàu hậu cần Vi Sơn Hồ đã cập cảng Sattahip Thái Lan bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày (12-17/9). Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ Type 053 mang tên Miên Dương 528 tiến vào cảng.
 Mới đây biên đội tàu chiến đấu Hải quân Trung Quốc gồm: khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân; hộ vệ tên lửa Miên Dương và tàu hậu cần Vi Sơn Hồ đã cập cảng Sattahip Thái Lan bắt đầu chuyến thăm kéo dài 5 ngày (12-17/9). Trong ảnh là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Hồ Type 053 mang tên Miên Dương 528 tiến vào cảng.
Thủy thủ Trung Quốc đứng trên tàu khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân.
 Thủy thủ Trung Quốc đứng trên tàu khu trục tên lửa Cáp Nhĩ Tân.

Tin mới