Bật mí loại thực phẩm màu đen Đông y khuyên dùng vào mùa lạnh

Mộc nhĩ đen là một trong những thực phẩm được chuyên gia Đông y "bật mí" nên ăn nhiều vào mùa lạnh bởi không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp ích cho phụ nữ từ trong ra ngoài.

Mộc nhĩ đen – Thuốc quý trong Đông y
Theo ThS.BS Hoàng Khánh Toàn (Chủ nhiệm khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), màu đen là màu cơ bản của Ngũ hành. Màu đen thuộc hành Thuỷ, đi vào thận tạng, ứng với mùa đông. Thận là gốc rễ của nhân thể, chứa chân âm và chân dương, chỉ thích hợp với tích trữ mà không phát tiết. Thực phẩm màu đen vào thận, có tác dụng bồi bổ thận âm và thận dương.
Bat mi loai thuc pham mau den Dong y khuyen dung vao mua lanh
Một trong những loại thực phẩm màu đen được chuyên gia lưu ý chính là mộc nhĩ đen. 
Một trong những loại thực phẩm màu đen được chuyên gia lưu ý chính là mộc nhĩ đen. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong y học cổ truyền, mộc nhĩ vị ngọt tính bình, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận có tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương. Sử dụng mộc nhĩ sẽ chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái rắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết.
"Mộc nhĩ đen có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, sử dụng thường xuyên giúp phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch, làm sạch ruột và dạ dày, giải độc cơ thể rất tốt", lương y Bùi Hồng Minh nhấn mạnh.
Mộc nhĩ đen có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, sử dụng thường xuyên giúp phòng chống tình trạng máu đông dẫn đến tắc động mạch, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xơ cứng động mạch...
Vị lương y này cho biết thêm: "Mộc nhĩ đen có tác dụng hoạt huyết, mát máu, nhờ đó làm sạch da từ bên trong, là thực phẩm làm đẹp da mà mọi chị em không nên bỏ qua".
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, mộc nhĩ đen đặc biệt có công dụng cải thiện thành mạch, làm giảm độ máu trong mỡ, ngăn chặn việc hình thành những mảng xơ vừa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh về tim mạch. Thêm vào đó, khả năng giải độc cũng vô cùng có lợi nhất là vào mùa đông, chế độ ăn uống của chúng ta thường chứa nhiều dầu mỡ đường, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể.
Bat mi loai thuc pham mau den Dong y khuyen dung vao mua lanh-Hinh-2
Khả năng giải độc cũng vô cùng có lợi nhất là vào mùa đông, chế độ ăn uống của chúng ta thường chứa nhiều dầu mỡ đường, tích tụ nhiều độc tố trong cơ thể. 
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy, trong mộc nhĩ đen có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất như magiê, kali, natri, đặc biệt là vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12 cùng nhiều hợp chất chống oxy hóa có tác dụng đẩy lùi lão hóa, loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể, ngăn ngừa hiệu quả các loại mụn trứng cá, mụn bọc, mụn đầu đen để làn da luôn tươi sáng, mịn màng.
Mộc nhĩ làm đẹp da chính là bí quyết dưỡng nhan hàng đầu của Dương Qúy Phi, được sử sách Trung Quốc ghi lại và lưu truyền bao đời. Trong sách "Bản thảo cương mục" cũng ghi nhận, ăn mộc nhĩ đen thường xuyên sẽ xóa các nốt đen trên mặt, làm nhuận da, ngăn ngừa lão hóa da.
Bat mi loai thuc pham mau den Dong y khuyen dung vao mua lanh-Hinh-3
 Mộc nhĩ làm đẹp da chính là bí quyết dưỡng nhan hàng đầu của Dương Qúy Phi, được sử sách Trung Quốc ghi lại và lưu truyền bao đời.
Món ăn bài thuốc từ mộc nhĩ đen
Không chỉ chữa bệnh, phòng chống nhiều bệnh mãn tính, mộc nhĩ đen còn là thực phẩm làm đẹp da quá đỗi tuyệt vời. Một số món ăn, bài thuốc chữa bệnh từ mộc nhĩ đen mà chúng ta không nên bỏ qua để chữa bệnh, làm đẹp ngay vào mùa đông này chính là:
- Chữa băng huyết, rong kinh: Mộc nhĩ (100g) hấp cách thủy cho chín, phơi khô, tán bột. Lá ngải cứu (30g), cây cứt lợn (50g) thái nhỏ, phơi khô, tán bột. Trộn đều hai loại bột trên, sau đó luyện với mật ong làm từng viên 1,5g. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên cùng với nước chè nóng.
- Phòng chống các chứng xuất huyết: Mộc nhĩ 15 - 30g, ngâm nước ấm cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày.
- Người bị ho lâu ngày cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, tăng huyết áp, bệnh mạch vành tim, vữa xơ động mạch, ung thư: Mộc nhĩ 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch; đại táo bỏ hạt. Hai thứ đem nấu với gạo thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn vài lần trong ngày.
- Phòng chống tăng huyết áp: Mộc nhĩ 5g, đậu phụ 200g, hai thứ nấu thành canh ăn thường xuyên hoặc mộc nhĩ 6g nấu với đường phèn lấy nước uống trước khi đi ngủ.
- Mộc nhĩ đen, táo đỏ hầm chân giò: Chân giò đem hầm cùng mộc nhĩ, táo đỏ, nêm gia vị vừa miệng, ninh thật nhừ rồi múc ra ăn cùng cơm. Ăn khi còn nóng sẽ giúp hấp thu dưỡng chất tốt hơn, đem lại sức khỏe dồi dào hơn. Mộc nhĩ, táo đỏ có những dưỡng chất quan trọng nuôi dưỡng da, giúp da khỏe đẹp, rạng ngời, kết hợp với collagen từ chân giò hầm sẽ đem lại món ăn làm đẹp da vô cùng hoàn hảo.
Bat mi loai thuc pham mau den Dong y khuyen dung vao mua lanh-Hinh-4
Ăn mộc nhĩ đen thường xuyên sẽ xóa các nốt đen trên mặt, làm nhuận da, ngăn ngừa lão hóa da. 
- Mộc nhĩ đen, táo tàu đen: Bạn lấy khoảng 30g mộc nhĩ đen, 100g táo tàu đen đem rửa sạch, sau đó đem hầm nhừ, nêm muối hoặc đường tùy thích, làm món ăn vặt trong ngày.
- Mộc nhĩ đen, mộc nhĩ trắng, nấm hương: Mộc nhĩ đen 20g, mộc nhĩ trắng 20g, nấm hương 250g, rượu chát 10g, gia vị tùy thích. Rửa sạch nấm, mộc nhĩ, xé nhỏ. Đặt chảo lên bếp, phi thơm hành, đổ nấm, mộc nhĩ vào xào, đổ thêm rượu, nêm gia vị vừa miệng. Món ăn có công dụng hạ mỡ máu, giảm béo, dưỡng nhan vô cùng hiệu quả.
Lưu ý: Bảo quản mộc nhĩ cẩn thận, tránh nấm mốc, không nên ăn mộc nhĩ để quá lâu, khi ăn chú ý liều lượng, không ăn quá nhiều mỗi lần…

Ăn mộc nhĩ kiểu này là bạn đang tự giết hại cả gia đình

Ăn mộc nhĩ kiểu này là bạn đang tự giết hại cả gia đình - cần chú ý tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra!

Chồng "miệng nôn trôn tháo", vợ đến nay chưa hết hôn mê

Bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ mộc nhĩ trắng

(Kiến Thức) - Mộc nhĩ trắng là nguyên liệu trong nhiều món ăn của người Việt, bên cạnh đó, nó còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả.

Bai thuoc chua benh hieu qua tu moc nhi trang
 Đúng như tên gọi của mình, mộc nhĩ trắng có màu trắng trong nhạt, thường mọc chủ yếu trên các thân cây gỗ mục. Loại mộc nhĩ này còn có tên gọi khác là nấm tuyết. Ảnh: Báo Quảng Ninh.

Tin mới