Bắt một nữ Tổng Giám đốc tội Đưa hối lộ trong vụ án tại Cục Lãnh sự

Mở rộng điều tra vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao) Cơ quan an ninh điều tra đã khởi tố bị can Hoàng Diệu Mơ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình về tội Đưa hối lộ.

Ngày 25-3, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự "Đưa hối lộ" xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (Hà Nội) và các tỉnh, thành phố; đồng thời, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với Hoàng Diệu Mơ (SN 1980, Tổng Giám đốc Công ty TNHH thương mại du lịch và dịch vụ hàng không An Bình) về tội "Đưa hối lộ" theo quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.

Bat mot nu Tong Giam doc toi Dua hoi lo trong vu an tai Cuc Lanh su

Bị can Hoàng Diệu Mơ thời điểm chưa bị khởi tố

Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với bị can nêu trên.

Trước đó, ngày 27-1, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam và thực hiện lệnh khám xét đối với 4 bị can, trong đó có Cục trưởng và Phó cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao về tội "nhận hối lộ", quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Cụ thể, Cơ quan An ninh điều tra khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với 4 bị can về tội "nhận hối lộ" trong quá trình xét duyệt cấp phép cho các công ty thực hiện chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước nhằm trục lợi cá nhân, xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Theo đó, 4 bị can bị khởi tố gồm: Nguyễn Thị Hương Lan (SN 1974), Cục trưởng Cục Lãnh sự; Đỗ Hoàng Tùng (SN 1980 cùng trú tại Hà Nội), Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự; Lê Tuấn Anh SN 1982, trú tại Hưng Yên), Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự; Lưu Tuấn Dũng (SN 1987 trú tại Hà Nội), Phó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.

Trong quá trình điều tra vụ án, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng đã có văn bản gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đề nghị cung cấp danh sách chuyến bay "giải cứu" phục vụ công tác điều tra.

Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra đề nghị Bộ trưởng GTVT chỉ đạo các đơn vị cung cấp tài liệu làm rõ chủ trương tổ chức các chuyến bay giải cứu, combo đưa công dân Việt Nam về nước bắt đầu từ thời điểm nào; căn cứ tiêu chí, cơ sở nào để Bộ GTVT xét, duyệt cấp chuyến bay; quy trình, thủ tục xử lý việc xét duyệt cho hãng hàng không bay combo, "giải cứu" như thế nào...

Cơ quan điều tra đề nghị cung cấp danh sách chi tiết hãng hàng không, chuyến bay (thời gian, số hiệu máy bay, sân bay cất/hạ cánh) và các công ty/doanh nghiệp đã được Bộ GTVT cấp phép triển khai các chuyến bay "giải cứu", combo; kế hoạch và văn bản phê duyệt; danh sách công dân đã được đưa từ nước ngoài về trên các chuyến bay này; hợp đồng, chi phí thanh toán của từng chuyến bay...

Ngoài ra, Bộ GTVT cũng được đề nghị cung cấp danh sách cá nhân được phân công tại Bộ GTVT để thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, xét duyệt cho hãng hàng không, doanh nghiệp thực hiện bay combo, "giải cứu".

Bình Thuận chi hơn 100 tỉ mua kit test của Công ty Việt Á

Các hợp đồng ký trong tháng 6/2021 đều có giá đến 509.250 đồng/kit test và đều chỉ định thầu rút gọn.

Ngày 23-3, nguồn tin của PLO cho biết, sau khi Cơ quan cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an uỷ thác cho cơ quan điều tra công an các tỉnh, thành tiến hành thu thập tài liệu liên quan đến Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm trực tiếp, gián tiếp cho các tổ chức, cá nhân, pháp nhân tại các địa phương đến nay đã có các báo cáo bước đầu trong đó có báo cáo của tỉnh Bình Thuận.

Việc ủy thác của C03 nhằm khẩn trương tập hợp, củng cố, làm rõ đầy đủ các hành vi vi phạm của các đối tượng trong vụ án.

TP HCM cho F1 đã tiêm vaccine được đi học, đi làm

UBND TP HCM yêu cầu F1 di chuyển từ nơi lưu trú đến nơi làm việc, học tập bằng phương tiện cá nhân.

Sáng 24-3, UBND TP.HCM đã có văn bản số 882/UBND-VX hướng dẫn biện pháp y tế đối với người tiếp xúc gần (F1) được đi làm, học tập.