Bất ngờ cây "ma cà rồng" quỷ quái, lẩn trốn trong khắp các khu rừng
Langsdorffia là một chi thực vật có hoa trong họ Balanophoraceae, ký sinh và hút chất dinh dưỡng từ rễ của các cây "vật chủ". Vì vậy chúng được mệnh danh là "Ma cà rồng" trong giới thực vật.
Lê Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Loài hoa quý hiếm này được mệnh danh là ma cà rồng trong giới thực vật.
Chúng có tên khoa học là Langsdorffia, là một nhóm thực vật kí sinh chuyên hút dinh dưỡng từ rễ của vật chủ để sống.
Trong nghiên cứu mới nhất xuất bản trên tạp chí Plants, People, Planet, các nhà khoa học từ đại học Oxford cho biết đã xác định được bốn loài trong chi này bao gồm: L. hypogaea Mart, L. malagasica, L. papees Geesink và L. heterotepala.
Chúng chủ yếu sinh sống trong các rừng mưa ở Madagascar, Papua New Guinew và vùng Trung - Nam Mỹ.
Cấu trúc của Langsdorffia chỉ có hai phần chính là củ và hoa. Chúng dùng rễ mút đâm sâu xuống lòng đất và gắn vào rễ cây vật chủ để hút toàn bộ chất dinh dưỡng cần thiết.
Các chùm hoa có vảy, thường có màu sắc rực rỡ của chúng mọc ra từ các nhánh mọc ngầm dưới đất trên nền rừng, và chúng có bề ngoài giống các sinh vật biển sâu hơn là thực vật có hoa.
Loài thực vật “ma cà rồng” này phát tán hạt giống bằng cách tiết mật hoa có mùi thơm để thu hút các sinh vật thụ phấn như kiến, ruồi, ong, bướm đêm, chim hay bọ cánh cứng.
Đến nay, mới có rất ít thông tin mô tả về Langsdorffia. Thậm chí, các nhà khoa học vẫn chưa thể nuôi cấy thành công chi thực vật ký sinh này.
Sự khan hiếm, bản chất khó nắm bắt của loài thực vật này thúc đẩy các nhà khoa học đến khám phá nhiều hơn.
Tuy nhiên, sự sống của cả 4 loài Langsdorffia đều đang bị đe dọa do dần mất đi môi trường sống.