Theo đó, ngày 11/4, các nhà khoa học Đại học Leeds (Anh Quốc) đã tìm ra nhiều bằng chứng xác thực, chứng minh rằng tại rãnh đại dương sâu nhất thế giới Mariana có tồn tại sự sống.
Nơi này được biết đến là một trong những "địa ngục" có điều kiện sống khắc nghiệt nhất trên hành tinh: Không ánh sáng, áp suất lớn vô cùng cộng với nhiệt độ cực thấp. Nhưng, các nhà nghiên cứu quốc tế đã thu thập được nhiều mẫu serpentine - một chất khoáng được tìm thấy dưới đáy rãnh Mariana bằng các máy thăm dò tiên tiến nhất thế giới (ROV).
Rãnh biển Mariana sâu nhất thế giới. Ảnh: Pinterest |
Serpentine được hình thành dưới bề mặt trái đất từ nước và khí olivin. Chất khoáng này chứa một lượng hữu cơ nhất định - bằng chứng sống của các loại vi khuẩn tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt.
Tiến sĩ Ivan Savov thuộc Đại học Leeds, Vương Quốc Anh cho hay: "Do khó khăn trong việc thu thập mẫu vật sâu dưới đáy đại dương, chúng ta vẫn chưa có cơ hội để biết về thêm về những loài sinh vật không quang hợp. Tuy nhiên, những lớp đá hóa thạch này đã chứng minh rằng dưới đáy đại dương tồn tại khí metan và hydro - nguồn thức ăn thông thường của các loại vi khuẩn".
Mặc dù những rãnh này chỉ chiếm 2% diện tích các đại dương, nhưng lại đóng vai trò như các bẫy sập trầm tích, có thể tích lũy được nhiều carbon, thu hút được nhiều vật chất hữu cơ hơn trôi dạt từ nơi khác đến. Điều này chứng tỏ rằng đời sống sinh vật biển tại khe Mariana còn dồi dào hơn người ta vẫn tưởng.