Bất ngờ hình ảnh chùa Bà Thiên Hậu hàng trăm năm trước

(VietnamDaily) - Cầu Ông Lãnh là địa danh rất nổi tiếng của Sài Gòn, nhưng chùa Bà Cầu Ông Lãnh thì không phải ai cũng biết. Phải chăng đây chính là chùa Bà Thiên Hậu nổi tiếng Sài Gòn? 

Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc
Hội quán Quảng Triệu (bên trái) trên đường Bến Chương Dương (nay là đường Võ văn Kiệt), Sài Gòn năm 1928. Hội quán này còn được gọi là chùa Bà Thiên Hậu. 
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-2
Hội quán Quảng Triệu trong bức ảnh chụp năm 1894. Do nằm gần cầu Ông Lãnh, người Sài Gòn cũng gọi hội quán là chùa Bà cầu Ông Lãnh.
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-3
Hội quán Quảng Triệu trong tấm bưu thiếp tô màu năm 1908. Khác với các hội quán cổ còn lại của người Hoa, hội quán Quảng Triệu không nằm trong vùng Chợ Lớn (quận 5, 6 ngày nay) mà lại nằm gần trung tâm quận 1.
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-4
Trước khi được xây dựng, khu đất của hội quán vốn là một nhà hát (ảnh). 
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-5
Hội quán Quảng Triệu khoảng năm 1880-1890. Tên gọi "Quảng Triệu" là viết tắt của hai hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, xuất xứ của cộng đồng người Hoa thành lập hội quán. 
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-6
Hội quán Quảng Triệu năm 1890. Ngoài hội quán Quảng Triệu ở Sài Gòn, ở Hội An cũng có một hội quán mang tên Quảng Triệu vởi kiến trúc mang nhiều nét tương đồng.
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-7
Hội quán Quảng Triệu trên một bưu thiếp cổ của Pháp. Ngày nay, kiến trúc của hội quán Quảng Triệu vẫn được gìn giữ nguyên vẹn như thuở xưa.
Bat ngo hinh anh chua Ba Thien Hau hang tram nam truoc-Hinh-8
Hội quán Quảng Triệu năm 1938. Hội quán đã được ghi nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia của Việt Nam.

Mời quý độc giả xem clip: Vẻ đẹp kiến trúc TP HCM.

Ngôi chùa linh thiêng nhất đang bị bỏ quên?

Ngày đầu tháng giêng năm mới, mọi người nô nức tìm đến những ngôi Chùa thiêng, rồi các lễ, các hội. Nhưng...chính giữa lòng chúng ta có còn thực sự nhớ đến ngôi chùa linh thiêng nhất đang nằm ở đâu?

Xưa các cụ ta vẫn có câu: "Tháng giêng là tháng ăn chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba rượu chè". Cũng bởi cái ý niệm như vậy mà hằng năm trên khắp cả nước lại có cả hàng nghìn lễ, hội được diễn ra. Dân ta nô nức đi chùa chiền, đình thờ, từ hội Phủ giầy, hội đền Mẫu, rồi giỗ tổ Hùng Vương, nào lễ hội Chùa Hương, nào chợ Viềng, nào đền Đức Thánh Cả, nào đền Bà Chúa Kho, nào Bia Bà...hội nào vui, lễ nào thiêng là "tự động" đông người lắm. Chẳng nói đâu xa khi kể đến lễ hội Chùa Hương, ngay từ khi chưa khai mạc thì mỗi ngày đã có năm, sáu vạn khách. Có lẽ trong tháng "ăn chơi" này, rất nhiều người không còn tâm trí cho công việc cho dù họ vẫn đến nơi làm việc bởi bao nhiêu lễ hội, bao nhiêu đền chùa đang đợi họ...
Lộ liễu "hối lộ" Thánh Thần.
 Lộ liễu "hối lộ" Thánh Thần.

Lễ hội chùa Hương 2018: ‘Không để tái diễn hình ảnh phản cảm'

Ông Nguyễn Văn Hậu - Phó Chủ tịch UBND Huyện Mỹ Đức (Hà Nội), Trưởng Ban tổ chức lễ hội chùa Hương 2018 cho biết, năm nay, lễ hội sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới. 

Theo đó, lễ hội chùa Hương 2018 có chủ đề “Lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch,” sẽ chính thức khai hội vào sáng mùng 6 tháng Giêng Âm lịch (tức ngày 21/2), kéo dài đến cuối tháng Ba Âm lịch.