Bất ngờ kho vũ khí Trung Quốc trong quân đội các nước ĐNÁ
(Kiến Thức) - Lợi thế về giá là điều khó có thể bàn cãi khi nhắc tới các loại vũ khí Trung Quốc, thậm chí Bắc Kinh còn có hẳn chính sách hỗ trợ tài chính cho bất cứ quốc gia nào có ý định mua vũ khí của nước này.
Tuấn Anh
Xem toàn bộ ảnh
Đầu tiên phải nhắc tới quốc gia thân thiết bậc nhất với Trung Quốc trong khu vực Đông Nam Á đó là Thái Lan. Hiện trong biên chế vũ khí của Thái Lan có rât nhiều xe tăng chiến đấu chủ lực VT4 nhập khẩu từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: MPICM.
Ngoài ra nước này còn có trong tay cả khinh hạm Type 053 do Trung Quốc sản xuất và một loạt các loại tên lửa chống hạm tiêu biểu như C-802 cũng có xuất xứ từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: MPICM.
Thậm chí đội tàu ngầm của Thái Lan còn có S26T - một loại tàu ngầm sử dụng động cơ điện - diesel do Trung Quốc sản xuất. Ngoài ra, trong biên chế của quân đội Thái Lan còn có xe thiết giáp Type-07, hệ thống phòng không KS-1, các loại pháo phản lực SR-4, WS-1,... tất cả đều mua từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: AEC.
Tiếp đến là Myanmar, quốc gia vốn dĩ về mặt ngoại giao rất tỏ ra cứng rắn với Bắc Kinh nhưng thực tế lại sởi hữu khá nhiều vũ khí Trung Quốc. Tiêu biểu là xe tăng chủ lực MBT-2000 và một loạt các loại xe tăng đời cũ như Type-69, Type-59D, Type-63,... Nguồn ảnh: MPICM.
Các loại thiết giáp như BTR Type-92, BTR Type-85 cũng có mặt trong quân đội Myanmar. Khinh hạm Type 053 cũng là loại tàu chiến đang được Myanmar sở hữu. Nguồn ảnh: MPICM.
Thậm chí Myanmar còn sở hữu một loạt các loại máy bay có nguồn gốc từ Trung Quốc như JF-17, K-8 cùng với các tổ hợp pháo phòng không KS-1A, tên lửa vác vai HN-5 hay thậm chí là cả máy bay không người lái Cầu Vồng 3. Nguồn ảnh: Xairforce.
Trong danh sách này không thể không kể đến Campuchia - một trong những quốc gia đang sở hữu một loạt các loại vũ khí Trung Quốc xuất khẩu trong đó nổi danh nhất chính là các trực thăng vũ trang Z-9 vừa mới được Bắc Kinh bàn giao cho nước này. Nguồn ảnh: MPICM.
Thậm chí loại tên lửa vác vai FN-6 hiện đại bậc nhất của quân đội Trung Quốc hiện cũng đang nằm trong biên chế của Campuchia. Nguồn ảnh: MPICM.
Ngoài ra, quân đội nước này còn sử dụng một loạt các loại khí tàu có xuất sứ Trung Quốc khác như tàu tuần tiễu tốc độ cao Type 062, xe tăng Type-59D, máy bay vận tải MA60, các loại xe tải, súng bộ binh,.... Nguồn ảnh: MPICM.
Thậm chí Quân đội Lào cũng được trang bị máy bay trực thăng vũ trang Z-9. Lào còn trang bị các máy bay vận tải MA60, LE-5000, pháo lựu tự hành CS/SH-1 và một số lượng các loại thiết bị cá nhân khác như radio, điện đàm, quân trang... có nguồn gốc từ Trung Quốc. Nguồn ảnh: Airliners.
Indonesia hiện cũng đang là một trong những quốc gia Đông Nam Á sở hữu rất nhiều vũ khí có quốc tịch Trung Quốc. Trong đó bao gồm pháo phản lực Type-90B. Nguồn ảnh: MPICM.
Ngoài ra còn cso các loại tên lửa chống hạm C-802, C-705 và hệ thống phòng thủ tên lửa Type 730. Nguồn ảnh: MPICM.
Một vài năm gần đây, mối quan hệ trong khía cạnh quân sự giữa Trung Quốc và Philippines cũng tăng lên đáng kể. Đặc biệt phải kể đến những lô vũ khí viện trợ "biếu không lấy tiền" được Bắc Kinh chuyển cho nước này trong thời gian Philippines chống khủng bố IS. Nguồn ảnh: MPICM.
Trong tương lai, rất có thể mối quan hệ giữa hai nước sẽ còn tăng cao hơn nữa và khi đó, các loại vũ khí hạng nặng như xe tăng, thiết giáp, tàu biển, máy bay,... của Trung Quốc rất có thể sẽ thu hút được sự chú ý từ Philippines. Nguồn ảnh: MPICM.
Mời độc giả xem Video: Xe tăng Type 99 chủ lực của Trung Quốc.