Bất ngờ lai lịch hòn đá nặng 17kg, búa tạ đập vào vẫn... trơ trơ
Năm 2015, David Hole, một nhà địa chất, phát hiện một hòn đá kỳ lạ ở Công viên Maryborough thuộc Melbourne, Australia.
Thiên Trang (TH)
Xem toàn bộ ảnh
Hòn đá kỳ lạ này có khối lượng rất nặng, màu nâu đỏ, nằm bên dưới lớp đất sét màu vàng. Hole thử mọi phương pháp để khám phá cấu trúc bên trong, thậm chí sử dụng búa tạ, nhưng hòn đá vẫn không chịu nứt vỡ.
Sau nhiều năm bỏ cuộc, nghiên cứu mới của một nhóm từ Bảo tàng Melbourne tiết lộ rằng đó là một thiên thạch quý hiếm, có tuổi trên 4,6 tỷ năm.
Mọi cố gắng đập vỡ nó đều thất bại vì thành phần của nó chứa sắt rất cao và chondrule, những giọt khoáng chất kim loại nhỏ kết tinh.
Nghiên cứu bằng phương pháp đo tuổi bằng carbon, thiên thạch này đã tồn tại trên Trái Đất từ 100 đến 1.000 năm, mang lại thông tin quan trọng về hành tinh chúng ta.
Các nhà khoa học cho rằng thiên thạch có thể đã đến từ vành đai tiểu hành tinh giữa Sao Hỏa và Sao Mộc, rồi bay tới Trái Đất.
Với giá trị khoa học cao, đây là một trong 17 thiên thạch được ghi nhận ở bang Victoria, Australia và là khối thiên thạch lớn thứ hai trong khu vực này.
Thực tế các vụ thiên thạch rơi xuống Trái Đất không phải là hiếm nhưng không nhiều người có thể nhìn thấy.
Các nhà khoa học ước tính, có hàng triệu mảnh thiên thạch bay vào bầu khí quyển Trái Đất mỗi năm, nhưng chỉ ít hơn 10.000 trong số đó "sống sót" sau khi ma sát với không khí ở tốc độ cao và cuối cùng đáp xuống mặt đất, sông hồ hoặc đại dương.