Bất ngờ lý do Mỹ trừng phạt Ngoại trưởng Iran giữa căng thẳng
(Kiến Thức) - Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong bối cảnh mối quan hệ giữa hai nước này vẫn đang ở trong trạng thái căng thẳng.
Thiên An
Theo hãng thông tấn Reuters, ngày 31/7, Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif trong bối cảnh căng thẳng giữa hai nước đang gia tăng.
Các lệnh trừng phạt nhằm vào Ngoại trưởng Zarif sẽ chặn lại tất cả các tài sản hay lợi ích ông có tại Mỹ. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Iran cho biết ông không sở hữu thứ gì tại đây và lệnh trừng phạt này sẽ không ảnh hưởng đến ông.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif. Ảnh: Time.
"Lý do Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào tôi đó là vì tôi là phát ngôn viên chính của Iran trên toàn thế giới. Nhưng lệnh trừng phạt đó không ảnh hưởng đến tôi và gia đình tôi, vì tôi không có các tài sản và lợi ích bên ngoài Iran. Cảm ơn vì đã coi tôi là mối đe dọa lớn như vậy đối với 'chương trình nghị sự' của các vị (Mỹ)", Bộ trưởng Ngoại giao Iran tuyên bố.
Chính quyền Tổng thống Trump cũng cho biết họ sẽ đưa ra các quyết định về việc có cấp visa cho Ngoại trưởng Zarif hay không dựa trên từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả các chuyến đi làm việc tại Liên Hợp Quốc. Như vậy, ông Zarif vẫn có thể sẽ tham dự phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào tháng 9 tới.
Mời độc giả xem thêm video: Mỹ tiến hành tấn công mạng trả đũa Iran (Nguồn: VTC1)
Mới đây, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cho biết thêm, Ngoại trưởng Zarif là một người có ảnh hưởng trong chính sách của Iran và Mỹ trừng phạt vị quan chức này là do lo ngại “kỹ năng đàm phán” của ông Zarif.
Trước đó, theo Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin, Ngoại trưởng Zarif là người thực hiện chương trình nghị sự của Lãnh tụ tối cao Iran và là người phát ngôn của nước này trên khắp thế giới. Với động thái trừng phạt mới nhất này, Mỹ muốn gửi thông điệp rõ ràng rằng cách hành xử của Iran gần đây là hoàn toàn không thể chấp nhận được.
Ngoại trưởng Mỹ nêu 12 điều kiện cho cuộc gặp Mỹ-Iran
Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố gặp vô điều kiện giới lãnh đạo Iran, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đã nêu các điều kiện đặc biệt cho cuộc gặp này.
Chỉ vài giờ trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Italy Giuseppe Conte đã tuyên bố trước các phóng viên rằng, ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo của Tehran mà “không cần các điều kiện tiên quyết”.
Nhìn lại cuộc khủng hoảng con tin khiến Mỹ-Iran trở mặt 40 năm trước
(Kiến Thức) - Cuộc khủng hoảng con tin Iran xảy ra vào năm 1979 đã khiến mối quan hệ giữa Mỹ và Iran rơi vào trạng thái căng thẳng từ đó cho đến nay và vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển tích cực nào.
Thậm chí, mối quan hệ Mỹ-Iran càng trở nên xấu đi khi mới đây Washington tuyên bố tất cả các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran sẽ được Mỹ khôi phục và có hiệu lực từ ngày 5/11. Cụ thể, hơn 700 cá nhân và thực thể đã bị liệt vào danh sách trừng phạt liên quan đến Iran. Ảnh: Tổng thống Trump (trái) và người đồng cấp Iran Rouhani. Ảnh: CNN.
Có thể thấy, mối quan hệ Mỹ - Iran liên tục rơi vào trạng thái căng thẳng trong suốt hàng thập kỷ qua, đặc biệt là sau vụ khủng hoảng con tin Iran gần 40 năm trước. Theo đó, ngày 4/11/1979, một nhóm sinh viên Iran đã xông vào Đại sứ quán Mỹ ở Tehran, bắt giữ 56 nhà ngoại giao và công dân Mỹ làm con tin. Ảnh: Sputnik.
Về nguyên nhân vụ tấn công, Iran cho rằng Đại sứ quán Mỹ tại Tehran là một “ổ tình báo” khi các nhân viên ở đây đều làm việc cho CIA. Ngày 22/10/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã cho phép Quốc vương Iran bị phế truất, ông Shah Mohammed Reza Pahlavi, tị nạn chính trị và chữa bệnh tại Mỹ. Hành động này của Washington được cho là giọt nước tràn ly, dẫn đến vụ Iran tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran 39 năm trước. Ảnh: Các nữ sinh Iran tập trung bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 27/11/1979 yêu cầu Washington phải dẫn độ Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi về nước (Iran) để xét xử. Ảnh: Sputnik.
Ông Ayatollah Hossein Ali Montazeri, một trong những nhà lãnh đạo của Cách mạng Iran vào năm 1979, phát biểu trước đám đông tại Đại học Tehran ngày 23/11/1979. Ông Montazeri tuyên bố, các con tin Mỹ sẽ không được trả tự do cho tới khi Quốc vương Shah Mohammed Reza Pahlavi bị dẫn độ về nước. Ảnh: Sputnik.
Đáp trả, cũng trong tháng 11/1979, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Jimmy Carter đã ký một sắc lệnh hành pháp đóng băng toàn bộ tài sản của chính phủ Iran tại Mỹ và bắt đầu áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran. Ảnh: Daily Kos.
52 con tin Mỹ đã bị giam giữ trong tổng cộng 444 ngày mới được thả. Ảnh: 3 con tin Mỹ Kathy Gross, Ladell Maples, và William Quarles được trả tự do và đưa tới sân bay sau khi dự một buổi họp báo. Ảnh: Sputnik.
Một sinh viên Iran mang theo súng đứng canh gác bên ngoài Đại sứ quán Mỹ tại Tehran ngày 29/11/1979. Ảnh: Sputnik.
Các sinh viên tại thủ đô Washington, Mỹ, biểu tình phản đối việc Iran bắt giữ con tin Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Hai con tin người Mỹ bị bắt giữ. Ảnh: Sputnik.
Bức ảnh chụp nhóm con tin Mỹ tại bệnh viện. Họ đã được đưa tới bệnh viện kiểm tra sức khỏe sau khi được Iran thả tự do trước khi trở về Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Những người Mỹ được thả tự do vẫy chào mọi người khi bước xuống chiếc Freedom One tại căn cứ ở Mỹ. Ảnh: Sputnik.
Richard Morefield hôn mẹ của anh, bà Maria, khi trở về nước Mỹ ngày 27/1/1981. Ảnh: Sputnik.