Bất ngờ lý do phi tần nhà Thanh luôn đeo móng giả dài ngoằng

Bất ngờ lý do phi tần nhà Thanh luôn đeo móng giả dài ngoằng

Từ mục đích đơn thuần ban đầu, những bộ móng giả đã trở thành thứ phụ kiện biểu trưng cho vẻ đẹp và quyền lực của những phi tần mỹ nữ trong hậu cung nhà Thanh.

Xem toàn bộ ảnh
Những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra một điểm chung của các Hoàng Hậu hay  phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả".
Những người hâm mộ dòng phim cung đấu thời nhà Thanh có lẽ sẽ nhận ra một điểm chung của các Hoàng Hậu hay phi tần mỹ nữ là rất thích đeo "móng tay giả".
Những bộ móng này thường được làm từ các kim loại quý như vàng,bạc, ngọc trai hay mai rùa. Chúng đều có đặc điểm chung là dài và nhọn hoắt, cùng với các họa tiết tinh xảo, thể hiện sự quý phải và địa vị của người đeo.
Những bộ móng này thường được làm từ các kim loại quý như vàng,bạc, ngọc trai hay mai rùa. Chúng đều có đặc điểm chung là dài và nhọn hoắt, cùng với các họa tiết tinh xảo, thể hiện sự quý phải và địa vị của người đeo.
Ghi chép để lại cho thấy, ngay từ thời xa xưa, phụ nữ Trung Hoa cổ đại đã nuôi móng tay dài như một cách để làm đẹp. Nhưng tới tận thời nhà Thanh, trào lưu này mới phát triển, đặc biệt trong chốn hậu cung và những gia đình quyền quý.
Ghi chép để lại cho thấy, ngay từ thời xa xưa, phụ nữ Trung Hoa cổ đại đã nuôi móng tay dài như một cách để làm đẹp. Nhưng tới tận thời nhà Thanh, trào lưu này mới phát triển, đặc biệt trong chốn hậu cung và những gia đình quyền quý.
Thoạt nhìn, bộ móng giả trông có vẻ gây vướng víu khi hoạt động. Nhưng trên thực tế, nó không chỉ là món trang sức đắt giá dùng để làm đẹp cho chủ nhân, còn ẩn chứa phía sau rất nhiều ý nghĩa.
Thoạt nhìn, bộ móng giả trông có vẻ gây vướng víu khi hoạt động. Nhưng trên thực tế, nó không chỉ là món trang sức đắt giá dùng để làm đẹp cho chủ nhân, còn ẩn chứa phía sau rất nhiều ý nghĩa.
Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên! Vì vậy, người ta bắt đầu chế ra "hộ giáp" với mục đích đơn thuần ban đầu là bảo vệ phần móng tay dài.
Người Trung Quốc xưa quan niệm rằng tóc, móng tay là của cha mẹ sinh ra, vì vậy tránh cắt đi mà cứ để chúng mọc dài tự nhiên! Vì vậy, người ta bắt đầu chế ra "hộ giáp" với mục đích đơn thuần ban đầu là bảo vệ phần móng tay dài.
Dù vậy, cả móng tay tự nhiên lẫn thứ phụ kiện bảo vệ đều rất vướng bận, gây khó khăn khi làm việc. Vì thế, chỉ có người xuất thân cao quý, thuộc tầng lớp trung lưu trở lên mới "nuôi" móng tay dài và dùng hộ giáp.
Dù vậy, cả móng tay tự nhiên lẫn thứ phụ kiện bảo vệ đều rất vướng bận, gây khó khăn khi làm việc. Vì thế, chỉ có người xuất thân cao quý, thuộc tầng lớp trung lưu trở lên mới "nuôi" móng tay dài và dùng hộ giáp.
Người Mãn (nhà Thanh do người dân tộc Mãn Châu thành lập) vào lúc đính hôn, người con trai sẽ tặng cho người con gái lễ vật chính là những bộ "hộ giáp".
Người Mãn (nhà Thanh do người dân tộc Mãn Châu thành lập) vào lúc đính hôn, người con trai sẽ tặng cho người con gái lễ vật chính là những bộ "hộ giáp".
Vì là móng giả nên có thể chạm khắc trang trí dễ dàng và tinh xảo hơn bộ móng thật rất nhiều. Vậy nên một bộ "hộ giáp" càng sang trọng sẽ càng thể hiện được địa vị và sự quyền lực của người đeo.
Vì là móng giả nên có thể chạm khắc trang trí dễ dàng và tinh xảo hơn bộ móng thật rất nhiều. Vậy nên một bộ "hộ giáp" càng sang trọng sẽ càng thể hiện được địa vị và sự quyền lực của người đeo.
Hoàng hậu, quý phi dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa,... Các phi tần thứ bậc thấp thì dùng hộ giáp bằng đồng, ngà, men sứ...
Hoàng hậu, quý phi dùng hộ giáp bằng vàng, bạc, ngọc trai, mai rùa,... Các phi tần thứ bậc thấp thì dùng hộ giáp bằng đồng, ngà, men sứ...
Họa tiết chạm khắc trên hộ giáp cũng vô cùng tinh xảo, hoàng hậu chạm khắc hình phượng hoàng. Hộ giáp của Thái hậu lại khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ". Một số hộ giáp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.
Họa tiết chạm khắc trên hộ giáp cũng vô cùng tinh xảo, hoàng hậu chạm khắc hình phượng hoàng. Hộ giáp của Thái hậu lại khắc hình chữ "vạn", chữ "thọ". Một số hộ giáp còn có thể uốn cong theo khớp ngón tay.
Nhắc tới những bộ hộ giáp cầu kỳ, không thể không nhắc tới Từ Hy Thái Hậu. Bà là người nổi tiếng sở hữu những món đồ tinh xảo này, đồng thời chăm sóc chúng rất cẩn thận.
Nhắc tới những bộ hộ giáp cầu kỳ, không thể không nhắc tới Từ Hy Thái Hậu. Bà là người nổi tiếng sở hữu những món đồ tinh xảo này, đồng thời chăm sóc chúng rất cẩn thận.
Theo tương truyền, hàng ngày, cung nữ của Thái Hậu Từ Hy phải ngâm rửa "hộ giáp" cẩn trọng. Bà thường đeo "hộ giáp" bằng vàng ở tay phải, bằng bạc ở tay trái. Chúng sắc nhọn tới mức nếu không cẩn thận có thể gây xước da đối phương.
Theo tương truyền, hàng ngày, cung nữ của Thái Hậu Từ Hy phải ngâm rửa "hộ giáp" cẩn trọng. Bà thường đeo "hộ giáp" bằng vàng ở tay phải, bằng bạc ở tay trái. Chúng sắc nhọn tới mức nếu không cẩn thận có thể gây xước da đối phương.
Mời các bạn xem video: Ai Cập phát hiện thêm kho báu cổ đại với hơn 100 quan tài chứa xác ướp 2.500 năm. Nguồn: VTV

GALLERY MỚI NHẤT