Bất ngờ “người rừng” Hồ Văn Lang thích có vợ

 Khi nghe anh Hồ Văn Tri, ở thôn Trà Nga, xã Trà Phong, huyện Tây Trà, em ruột mình hỏi có thích lấy vợ không, thì "người rừng" Hồ Văn Lang (sinh 1968) cười toét miệng và gật đầu cái rụp.

Trưa 5/12, khi chúng tôi tìm đến nhà cũng là lúc "người rừng" Lang đang ở sau vườn của một nhà gần đó để giúp họ hái cau chuẩn bị cho đám cưới. Sau gần 4 tháng kể từ khi được đưa từ rừng sâu về với cộng đồng cùng với người cha là Hồ Văn Thanh vào đầu tháng 8 vừa qua, đến nay anh Lang đã hòa nhập khá tốt với cuộc sống mới.
Anh Lang đang hái cau giúp hàng xóm để chuẩn bị làm đám cưới.
Anh Lang đang hái cau giúp hàng xóm để chuẩn bị làm đám cưới.
Không chỉ biết xem ti vi, xem giờ bằng đồng hồ điện tử đeo tay, theo người thân lên rẫy đi trồng cây, thu hoạch lúa..."người rừng" Lang còn trò chuyện với mọi người và giúp đỡ bà con trong làng khi họ nhờ.
Đặc biệt hơn, anh Lang còn nói được một ít tiếng Kinh đơn giản. Theo đó, anh Lang đã có thể tự cầm tiền đến quán tạp hóa để mua một số nhu yếu phẩm như: mì tôm, thuốc lá... Tuy nhiên điều làm người thân và bà con ở gần bất ngờ nhất đó là chuyện "người rừng" Lang thích có vợ.
Ông Thanh vẫn không nói chuyện với người lạ.
 Ông Thanh vẫn không nói chuyện với người lạ.
Một số người dân ở gần kể: Cách đây vài tuần, trong lúc ngồi trò chuyện, mấy thanh niên trong làng bất ngờ hỏi "có thích cưới vợ không" thì anh Lang liền nhoẻn miệng cười và gật đầu.
Anh Tri còn cho biết thêm: Mấy hôm trước khi nghe hỏi có nhớ và muốn vào lại rừng sống như trước không, thì Lang xua tay rồi nói "Trong đó buồn; còn quần áo, dao gùi...đem hết về rồi vào trong đó làm sao mà ra rẫy trồng lúa, nấu ăn".
Bữa cơm của gia đình ông Thanh.
 Bữa cơm của gia đình ông Thanh.
Ngược lại với con, tuy hiện ông Hồ Văn Thanh không còn cáu gắt và tỏ thái lạnh lùng với người lạ như lúc mới được đưa về nhưng trừ đứa con trai út là anh Tri, ông Thanh gần như không nói chuyện với bất kỳ người nào khác.
Ông Thanh và 2 con trai cùng con dâu của mình.
Ông Thanh và 2 con trai cùng con dâu của mình. 
Do ám ảnh bởi những biến cố của gia đình nên hơn 40 năm trước, ông Thanh đã ôm một trong số những người con trai của mình là anh Lang vào sống biệt lập trong rừng sâu.

7 người rừng gây chấn động dư luận thế giới

(Kiến Thức) - Kamala và Amala là hai chị em người rừng  vô cùng nổi tiếng. Họ sống cùng bầy sói, răng nhô ra, mắt xanh như mắt của loài mèo.

Năm 1724, người ta phát hiện “Peter hoang dại” - một cậu bé trần truồng, da nâu, tóc đen gần Helpensen, Hanover. Khi đó, cậu bé 12 tuổi. Đây là một trong những người rừng đầu tiên được phát hiện trong lịch sử. Peter có khả năng leo trèo và di chuyển từ cây này sang cây kia điêu luyện như loài vượn.
Năm 1724, người ta phát hiện “Peter hoang dại” - một cậu bé trần truồng, da nâu, tóc đen gần Helpensen, Hanover. Khi đó, cậu bé 12 tuổi. Đây là một trong những người rừng đầu tiên được phát hiện trong lịch sử. Peter có khả năng leo trèo và di chuyển từ cây này sang cây kia điêu luyện như loài vượn. 
Khi trở về với cuộc sống hiện đại, Peter hiểu rất chậm và không biết nói. Cậu ta từ chối những món ăn mà mọi người đem cho, trong đó có bánh mỳ. Peter chỉ thích bóc lớp vỏ của những cành cây xanh mướt và hút nhựa cây. Thỉnh thoảng, người rừng mới ăn rau và quả.
Khi trở về với cuộc sống hiện đại, Peter hiểu rất chậm và không biết nói. Cậu ta từ chối những món ăn mà mọi người đem cho, trong đó có bánh mỳ. Peter chỉ thích bóc lớp vỏ của những cành cây xanh mướt và hút nhựa cây. Thỉnh thoảng, người rừng mới ăn rau và quả. 

“Người rừng” bị còng tay gây nhiều thắc mắc

(Kiến Thức) - Hình ảnh người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà sau 40 năm sống trong rừng sâu gây nhiều tranh cãi trên mạng. 

Mấy ngày nay, báo chí trong và ngoài nước liên tục đưa tin và hình ảnh về hai cha con "người rừng" là ông Hồ Văn Thanh (sinh 1931) và người con là Hồ Văn Lang, khoảng 41 tuổi đã được người dân và công an huyện Tây Trà, tỉnh Quảng Ngãi... đưa về tái hòa nhập với dân làng. 

Tuy nhiên, hình ảnh người con trai là anh Hồ Văn Lang bị còng tay khi được đưa ra khỏi rừng đã vấp phải những luồng ý kiến trái chiều từ phía người xem. 

Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt.
 Người rừng bị còng tay khi đang được đưa về nhà gây nhiều thắc mắc. Ảnh Dân Việt. 

Một số ý kiến bày tỏ thắc mắc tại sao lại phải đến mức dùng còng tay cưỡng chế như vậy. Một bạn đọc có nickname Trung Hieu bình luận: "Có rất đông người đưa hai cha con người rừng trở về nhà, vậy thì làm sao phải lại còng tay ông Lang? Ai cho phép làm điều này vậy? Nhìn họ đâu có vẻ gì là hung dữ". 
Trong phóng sự "Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu" phát sóng trên VTV tối 8/8 có hình ảnh người rừng bị còng tay. Ảnh chụp màn hình.
Trong phóng sự "Trở về sau 40 năm sống trong rừng sâu" phát sóng trên VTV tối 8/8 có hình ảnh người rừng bị còng tay. Ảnh chụp màn hình. 
Trong khi đó, một vài ý kiến khác thì cho rằng cần phải tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của sự việc. Bạn đọc có nickname Nguyễn Lê Hải cho biết: "Đúng là không nên còng tay ông Lang, thế nhưng tôi được biết là người đằng sau người rừng này là công viên an, sở dĩ họ làm thế vì ông ấy còn "sợ con người", đề phòng ông chạy lại vào rừng nên mới làm thế thôi".
Một số thành viên khác cũng đồng tình với quan điểm trên khi cho rằng, vì là người rừng nên họ sẽ chưa ý thức được việc mình làm và có thể sẽ dùng mọi cách để tự vệ. 

Còn bạn đọc có nickname DarcyNguyen viết: "Đọc báo có nói "Hai người luôn có dấu hiệu muốn trốn lại về rừng" mà thấy khá buồn. Chưa chắc việc đưa họ về lại cộng đồng đã là một điều tốt cho họ... Nói chung là đáng suy ngẫm. Hi vọng là các đồng chí nào đã nói rằng "giải cứu" họ thì hãy làm đến nơi đến chốn, chứ đừng mang họ về rồi để họ lạc lõng giữa cộng đồng...".

Trong khi đó, thành viên Minh Le thì cho rằng: "Dù sao họ cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của bà con và chính quyền địa phương để sớm hòa nhập với cộng đồng. Tôi cũng thấy mừng cho cha con người rừng đã được trở về đoàn tụ với người thân trong gia đình sau bao nhiêu năm xa cách". 

Tin mới