Bất ngờ thiết kế súng chống tăng đầu tiên trên thế giới

Bất ngờ thiết kế súng chống tăng đầu tiên trên thế giới

(Kiến Thức) - Không hầm hố như nhiều người nghĩ, mẫu súng chống tăng đầu tiên trên thế giới có thiết kế khá đơn giản và sử dụng đạn xuyên giáp 13.2mm.

Xem toàn bộ ảnh
Mauser 1918 T-Gewehr được biết tới như là súng chống tăng đầu tiên trên thế giới, nó được thiết kế và phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ I - cuộc chiến đầu tiên có sự tham gia của những cỗ máy bọc thép trên chiến trường. Tất nhiên, trước Mauser 1918 cũng có một số mẫu súng chống tăng khác, nhưng Mauser 1918 là khẩu súng hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng rộng rãi nhất.
Mauser 1918 T-Gewehr được biết tới như là súng chống tăng đầu tiên trên thế giới, nó được thiết kế và phát triển trong Chiến tranh Thế giới thứ I - cuộc chiến đầu tiên có sự tham gia của những cỗ máy bọc thép trên chiến trường. Tất nhiên, trước Mauser 1918 cũng có một số mẫu súng chống tăng khác, nhưng Mauser 1918 là khẩu súng hoàn chỉnh và được đưa vào sử dụng rộng rãi nhất.
Không giống như một số mẫu súng chống tăng sơ khai trước đó, Mauser 1918 ngay từ ban đầu đã được thiết kế cho mục đích chống lại các loại xe tăng hoặc xe bọc thép của đối phương. Trong ảnh là một đội súng chống tăng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II họ được trang bị cả giáp sắt và súng máy.
Không giống như một số mẫu súng chống tăng sơ khai trước đó, Mauser 1918 ngay từ ban đầu đã được thiết kế cho mục đích chống lại các loại xe tăng hoặc xe bọc thép của đối phương. Trong ảnh là một đội súng chống tăng của Đức trong Chiến tranh Thế giới thứ II họ được trang bị cả giáp sắt và súng máy.
Về thiết kế, Mauser 1918 gần như là một mẫu súng trường phóng to được làm bằng thép và gỗDo đó trọng lượng của súng khá nặng lên tới 18.5kg bao gồm cả giá đỡ tương tự như các dòng súng bắn tỉa ngày nay. Chính vì vậy mà mỗi tổ đội của Mauser 1918 cần tới hai người gồm một xạ thủ và một nạp đạn kiêm trinh sát.
Về thiết kế, Mauser 1918 gần như là một mẫu súng trường phóng to được làm bằng thép và gỗDo đó trọng lượng của súng khá nặng lên tới 18.5kg bao gồm cả giá đỡ tương tự như các dòng súng bắn tỉa ngày nay. Chính vì vậy mà mỗi tổ đội của Mauser 1918 cần tới hai người gồm một xạ thủ và một nạp đạn kiêm trinh sát.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ I, Anh là quốc gia sở hữu lực lượng xe tăng đông đảo nhất, dĩ nhiên phía sử dụng Mauser 1918 chính là người Đức. Để có thể xuyên được lớp giáp dày 12mm của những chiếc xe tăng hạng nặng Mark của Anh, quân Đức sử dụng loại đạn 13.2×92mmSR hay còn được biết tới cái tên 13.2 TuF được thiết kế dành riêng cho Mauser 1918 với khả năng xuyên lớp thép dày tới 15mm ở tầm bắn 300m.
Trong Chiến tranh Thế giới thứ I, Anh là quốc gia sở hữu lực lượng xe tăng đông đảo nhất, dĩ nhiên phía sử dụng Mauser 1918 chính là người Đức. Để có thể xuyên được lớp giáp dày 12mm của những chiếc xe tăng hạng nặng Mark của Anh, quân Đức sử dụng loại đạn 13.2×92mmSR hay còn được biết tới cái tên 13.2 TuF được thiết kế dành riêng cho Mauser 1918 với khả năng xuyên lớp thép dày tới 15mm ở tầm bắn 300m.
Chiều dài của Mauser 1918 lên tới 1,7m, nên nó bị đánh giá là kém cơ động trên chiến trường khi các tổ đội chống tăng phải liên tục thay đổi vị trí của mình trước khi bị hỏa lực từ xe tăng đối phương phát hiện và Mauser 1918 lại cản trở điều đó. Tuy nhiên, việc không sở hữu được thêm bất kỳ mẫu súng chống tăng hiệu quả nào khác đã buộc quân Đức phải sử dụng Mauser 1918 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Chiều dài của Mauser 1918 lên tới 1,7m, nên nó bị đánh giá là kém cơ động trên chiến trường khi các tổ đội chống tăng phải liên tục thay đổi vị trí của mình trước khi bị hỏa lực từ xe tăng đối phương phát hiện và Mauser 1918 lại cản trở điều đó. Tuy nhiên, việc không sở hữu được thêm bất kỳ mẫu súng chống tăng hiệu quả nào khác đã buộc quân Đức phải sử dụng Mauser 1918 cho đến khi chiến tranh kết thúc.
Súng chống tăng Mauser 1918 sử dụng cơ chế lên đạn khóa nòng then xoay, bắn phát một và lên đạn thủ công. Độ giật của súng khi bắn khá lớn điều này một phần nào đó ảnh hưởng tới độ chính xác của đường đạn, mặc dù súng được trang bị giá đỡ bằng sắt nặng hơn 2kg, xạ thủ của Mauser 1918 chỉ có thể bắn tối đa ba phát trước khi chuyển súng cho đồng đội của mình.
Súng chống tăng Mauser 1918 sử dụng cơ chế lên đạn khóa nòng then xoay, bắn phát một và lên đạn thủ công. Độ giật của súng khi bắn khá lớn điều này một phần nào đó ảnh hưởng tới độ chính xác của đường đạn, mặc dù súng được trang bị giá đỡ bằng sắt nặng hơn 2kg, xạ thủ của Mauser 1918 chỉ có thể bắn tối đa ba phát trước khi chuyển súng cho đồng đội của mình.
Khả năng xuyên phá của Mauser 1918 tùy thuộc vào khoảng cách giữa xạ thủ so với mục tiêu. Nó có thể dễ dàng bắn xuyên một chiếc Mark-V ở khoảng cách 100m với khả năng xuyên giáp tới 20mm nếu phát bắn chính xác. Sơ tốc đầu đạn của Mauser 1918 là 780m/s với tầm bắn hiệu quà 500m.
Khả năng xuyên phá của Mauser 1918 tùy thuộc vào khoảng cách giữa xạ thủ so với mục tiêu. Nó có thể dễ dàng bắn xuyên một chiếc Mark-V ở khoảng cách 100m với khả năng xuyên giáp tới 20mm nếu phát bắn chính xác. Sơ tốc đầu đạn của Mauser 1918 là 780m/s với tầm bắn hiệu quà 500m.
Dù được đưa vào tham chiến trong năm 1918 khi chiến tranh gần kết thúc nhưng số lượng Mauser 1918 được quân Đức sử dụng lên tới gần 16.000 khẩu. Thậm chí nó còn được Quân đội Anh sử dụng nhưng với số lượng cũng khá hạn chế. Trong ảnh là lính Anh với một khẩu Mauser 1918 thu được của quân Đức.
Dù được đưa vào tham chiến trong năm 1918 khi chiến tranh gần kết thúc nhưng số lượng Mauser 1918 được quân Đức sử dụng lên tới gần 16.000 khẩu. Thậm chí nó còn được Quân đội Anh sử dụng nhưng với số lượng cũng khá hạn chế. Trong ảnh là lính Anh với một khẩu Mauser 1918 thu được của quân Đức.
Một trong những hạn chế nữa của súng chống tăng Mauser 1918 là thước nhắm cơ khí của nó chưa thật sự hoàn thiện làm giảm đáng kể độ chính xác khi bắn của súng.
Một trong những hạn chế nữa của súng chống tăng Mauser 1918 là thước nhắm cơ khí của nó chưa thật sự hoàn thiện làm giảm đáng kể độ chính xác khi bắn của súng.
Cận cảnh khe nạp đạn và khóa nòng của Mauser 1918 được gia công khá đơn giản. Nó được công ty chế tạo vũ khí lừng danh của Đức khi đó là Mauser chế tạo đây cũng là công ty chế tạo mẫu súng trường tiêu chuẩn Karabiner 98k của Quân đội Đức sau này.
Cận cảnh khe nạp đạn và khóa nòng của Mauser 1918 được gia công khá đơn giản. Nó được công ty chế tạo vũ khí lừng danh của Đức khi đó là Mauser chế tạo đây cũng là công ty chế tạo mẫu súng trường tiêu chuẩn Karabiner 98k của Quân đội Đức sau này.

GALLERY MỚI NHẤT