Bắt tạm giam 7 đối tượng chặt phá rừng trái phép ở Phú Thọ

Lợi dụng địa hình hiểm trở, khó khăn cho việc đi lại và quản lý của cơ quan chức năng, một số đối tượng đã thực hiện hành vi chặt phá, khai thác trái phép gỗ rừng tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn.

Ngày 4/9, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, Công an huyện Tân Sơn đã khởi tố, bắt tạm giam 7 đối tượng gồm: Giàng A Câu, Giàng A Lâu, Giàng A Sái, Mùa A Páo, Trần Văn Nghị, Phạm Văn Thành và Sồng A Câu về tội "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" quy định tại Điều 232, Bộ luật Hình sự.
Bat tam giam 7 doi tuong chat pha rung trai phep o Phu Tho
Các đối tượng tại cơ quan Công an. 
Theo cơ quan điều tra, trong tháng 11/2023, Trần Văn Nghị (SN 1983, trú tại Thu Cúc, Tân Sơn) làm nghề mộc đã đặt vấn đề mua gỗ của Phạm Văn Thành (SN 1988, trú tại khu Khẻn Tiên, Tân Lang, Phù Yên, Sơn La).
Thành đồng ý và tìm gặp Giàng A Câu (SN 1983), Giàng A Lâu (SN 1992), Giàng A Sái (SN 1984), Mùa A Páo (SN 1988) và Sồng A Câu (SN 1993) đều trú tại bản Đoàn Kết, Mường Do, huyện Phù Yên (Sơn La) để bàn bạc, tìm cách vào rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn chặt hạ gỗ.
Các đối tượng thực hiện hành vi chặt phá, khai thác trái phép gỗ rừng, gồm: 4 cây trai (tên khoa học Garcinia fagraeoides) tương đương khối lượng 19,119m3 gỗ thuộc danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA và 3 cây trai thông thường (tên khoa học Fagraea Fragrans) tương đương khối lượng 1,544 m3 gỗ thuộc loại thông thường trong lõi rừng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn.
Sau đó, các đối tượng Giàng A Câu, Giàng A Lâu, Giàng A Sái, Mùa A Páo, Sồng A Câu đã vào Vườn Quốc gia Xuân Sơn, sử dụng cưa máy cắt xẻ số gỗ trên và vận chuyển giao cho Phạm Văn Thành đi bán. Xét thấy đây là vụ án rất nghiêm trọng, xâm phạm đến hệ sinh thái tự nhiên của Vườn quốc gia Xuân Sơn, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an huyện Tân Sơn (Phú Thọ) đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản" để tập trung lực lượng, áp dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ để điều tra, làm rõ những đối tượng phạm tội. Lực lượng Công an huyện Tân Sơn tiếp tục điều tra, củng cố hồ sơ xử lý theo quy định của pháp luật.
>>> Xem thêm video: Làm rõ trách nhiệm nhiều cán bộ liên quan đến phá rừng ở Phú Mỡ

Nguồn: THND

Làm hồ chứa nước trên 600 ha rừng, người Bình Thuận hưởng lợi gì?

Hơn 600 ha đất rừng ở Bình Thuận sẽ phải chuyển mục đích sử dụng để làm dự án hồ thủy lợi Ka Pét khiến dư luận quan tâm người dân được lợi gì?

Hơn 600 ha rừng sẽ chuyển thành hồ thủy lợi

Dự án Hồ chứa nước Ka Pét (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận) được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư năm 2019 và điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư ngày 24/6/2023.

Quy mô dự án gồm hồ điều tiết dung tích toàn bộ 51,21 triệu m3, hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác. Tổng mức đầu tư và nguồn vốn của dự án là hơn 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương gần 520 tỷ đồng và ngân sách địa phương hơn 354 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án năm 2019 - 2025.

Lam ho chua nuoc tren 600 ha rung, nguoi Binh Thuan huong loi gi?

Hình ảnh phối cảnh hồ Ka Pét

Khám phá rừng đá hiểm trở bậc nhất thế giới, nơi không thể đi bộ

Rừng đá Tsingy có tên gọi mang ý nghĩa “nơi không thể đi bộ” ở ngôn ngữ Malagasy, bởi những tháp đá nhọn hoắt, cao tới 70m. Đây là một điểm đến hấp dẫn nhưng cũng đầy thử thách cho những ai yêu thích khám phá.

Khám phá rừng đá hiểm trở bậc nhất thế giới, nơi không thể đi bộ

Tin mới