Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu, công bố người thắng cử thế nào?

(Kiến Thức) - Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, công tác kiểm phiếu có thể sẽ kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần, khiến việc công bố người thắng cử có thể chậm trễ hơn thường lệ.

Bầu cử Mỹ: Quy trình kiểm phiếu, công bố người thắng cử thế nào?
Theo ABC News, ngày cuối cùng để bỏ phiếu trực tiếp bầu Tổng thống Mỹ năm 2020 là ngày 3/11. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phiếu bầu năm nay có thể sẽ không được kiểm hết sau thời điểm này vài ngày, thậm chí vài tuần.
Do số lượng bầu cử qua thư được dự đoán cao kỷ lục trong mùa bầu cử năm nay, cùng với việc kiểm phiếu sẽ không thể bắt đầu trước Ngày bầu cử (3/11) ở hầu hết các bang, giới chức bầu cử trên khắp nước Mỹ có thể bị quá tải.
Bên cạnh đó, thời hạn nhận phiếu bầu qua thư cũng có thể được kéo dài qua ngày 3/11 ở một số tiểu bang. Những điều này khiến việc công bố kết quả cuối cùng của cuộc bầu cử Mỹ 2020 có thể muộn hơn thường lệ.
Quy trình kiểm phiếu thế nào?
Hầu hết các quy định về kiểm phiếu vẫn không thay đổi trong năm nay mặc dù một số bang có điều chỉnh thời gian để giảm bớt sức ép từ việc kiểm số lượng lớn phiếu gửi qua thư.
Bau cu My: Quy trinh kiem phieu, cong bo nguoi thang cu the nao?
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay, công tác kiểm phiếu có thể sẽ kéo dài vài ngày, thậm chí vài tuần. Ảnh: Reuters. 
Quy trình kiểm phiếu ở các bang cũng khác nhau và đôi khi khác nhau ở các hạt trong bang. Phần lớn các bang sẽ bắt đầu kiểm phiếu sớm nhất là từ buổi sáng Ngày bầu cử, hoặc đợi tới sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa.
Hoạt động bỏ phiếu vắng mặt đã diễn ra ở 50 bang từ trước ngày 3/11. Việc xử lý các phiếu vắng mặt thường bao gồm các bước như xé bỏ phong bì, xác nhận tư cách cử tri, khớp chữ ký và quét lá phiếu.
Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, một số bang đã thay đổi quy định, cho phép quy trình xử lý diễn ra sớm hơn để có thể xử lý khối lượng lớn các lá phiếu vắng mặt trong mùa bầu cử năm nay.
Trong đó, bang chiến địa Michigan sẽ bắt đầu xử lý phiếu bầu vào ngày trước Ngày Bầu cử, tức là ngày 2/11, ở các thành phố có trên 25.000 dân.
Bang chiến trường Pennsylvania đã thông qua luật vào mùa xuân, cho phép việc kiểm phiếu bắt đầu lúc 7 giờ sáng Ngày Bầu cử, thay vì đợi cho đến khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trung tâm Brennan nhận định, với ít nhất một nửa số phiếu bầu dự kiến sẽ được gửi qua đường bưu điện, "có thể mất vài ngày, thậm chí vài tuần, để kiểm hết được số lượng kỷ lục các phiếu bầu qua thư".
"Nếu mất nhiều thời gian hơn để đưa ra kết quả trong cuộc bầu cử năm nay, đó không phải là vì hỗn loạn hay sai sót, mà là vì việc kiểm đếm phiếu bầu cẩn thận hơn", chuyên gia Waldmand nói.

Thay đổi về hạn chót của phiếu bầu qua thư

Ngày cuối cùng bỏ phiếu trực tiếp trong cuộc bầu cử năm nay là ngày 3/11. Những lá phiếu vắng mặt và phiếu gửi qua thư thường phải được nhận hoặc đóng dấu bưu điện muộn nhất là vào ngày hôm đó, tùy quy định của mỗi bang.
Chẳng hạn như, tại bang Washington, phiếu bầu qua thư được gửi đến vào ngày 23/11 vẫn có hiệu lực, miễn là nó có dấu bưu điện vào 3/11.
Bau cu My: Quy trinh kiem phieu, cong bo nguoi thang cu the nao?-Hinh-2
Ít nhất một nửa số phiếu bầu dự kiến sẽ được gửi qua đường bưu điện trong cuộc bầu cử Mỹ 2020. Ảnh: Getty. 
Những thay đổi trong chính sách bầu cử năm nay được đưa ra do ảnh hưởng của dịch COVID-19, bao gồm việc kéo dài hạn chót nhận phiếu bầu vắng mặt tại một số bang như Kentucky, Massachusetts, Mississippi, Minnesota và New Jersey.
Tại Bắc Carolina, hạn chót nhận phiếu bầu, có đóng dấu bưu điện trước 17 giờ Ngày bầu cử (3/11), được kéo dài tới 12/11.
Xác nhận kết quả
Sau khi lá phiếu được thu thập, chúng sẽ được kiểm đếm, xác minh, sau đó ghi nhận chính thức vào bảng kê để đưa ra kết quả cuối cùng, theo Ballotpedia.
Các bang cũng đặt ra thời hạn cho việc ghi nhận và chứng nhận kết quả bầu cử. Những quy định này cũng sẽ khác nhau tùy theo từng địa phương.
Cũng theo Ballotpedia, có 6 bang sẽ phải xác nhận kết quả bầu cử trong vòng 1 tuần kể từ Ngày Bầu cử; 26 bang và thủ đô Washington D.C. có thời hạn chót là từ 10-30/11; 14 bang có thời hạn chót là tháng 12, và 4 bang không quy định về thời hạn chót trong luật của bang họ.
Trong số các bang chiến địa, thời hạn chót của Pennsylvania là 11/11; 1/12 ở Nevada và Wisconsin; Texas là 3/12.

Mời độc giả xem thêm video: Bầu cử Tổng thống Mỹ - Cuộc đua đắt đỏ (Nguồn video: VTV)

Ngày cuối cùng để các bang giải quyết mọi tranh cãi liên quan đến kết quả bầu cử là ngày 8/12. Sau đó, cử tri đoàn sẽ tập trung lại ở mỗi bang vào ngày 14/12 để chính thức bỏ phiếu bầu tổng thống và phó tổng thống.
Một tháng sau cuộc bỏ phiếu đại cử tri, Quốc hội Mỹ sẽ nhóm họp hai viện để tuyên bố người đắc cử. Nếu một ứng cử viên tổng thống nhận được 270 phiếu đại cử tri hoặc nhiều hơn (trong tổng số 538 phiếu đại cử tri), Quốc hội sẽ tuyên bố ứng viên đó là tổng thống đắc cử.
Tuy nhiên, nếu không có ứng cử viên tổng thống nào được quá bán thì hai người có số phiếu đại cử tri cao nhất sẽ được gửi lên Hạ viện. Tại đây, tổng thống được bầu theo đa số dựa trên cơ sở mỗi bang một phiếu và ứng cử viên nào nhận được (tối thiểu) 26 phiếu sẽ đắc cử.

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump thu hẹp cách biệt với ông Biden

Theo cuộc khảo sát của CNN công bố hôm 16/8, cách biệt giữa ứng viên Joe Biden và Tổng thống Trump đã bị thu hẹp so với các cuộc khảo sát trước đó.

Bầu cử Mỹ 2020: Tổng thống Trump thu hẹp cách biệt với ông Biden
Ứng viên tranh cử Tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden dẫn trước ông Trump chỉ 4 điểm với tỷ lệ ủng hộ của các cử tri được hỏi lần lượt là 50% và 46%. Kết quả này đã cho thấy sự dịch chuyển đáng kể bởi cuộc khảo sát được tiến hành vào tháng 6 cho thấy ông Biden dẫn trước Tổng thống Trump tới 14 điểm với tỷ lệ ủng hộ lần lượt là 55% và 41%.

Bầu cử Mỹ: Cương lĩnh tranh cử của ông Joe Biden

Với bài phát biểu từ bang quê nhà Delaware, cựu phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức trở thành ứng cử viên đảng Dân chủ ra tranh cử Tổng thống Mỹ.

Bầu cử Mỹ: Cương lĩnh tranh cử của ông Joe Biden
VOV xin giới thiệu một số nét chính về quan điểm, chính sách trong cương lĩnh tranh cử của ông Joe Biden:

Bầu cử Mỹ: Cơ hội giúp ông Trump lật ngược tình thế trước Biden

Trong bối cảnh chính trị ảm đạm, Đảng Cộng hòa nhìn vào cuộc đua năm 1988 như một tia sáng hy vọng, với mong muốn ông Trump có thể lật ngược tình thế.

Bầu cử Mỹ: Cơ hội giúp ông Trump lật ngược tình thế trước Biden
Bài học từ chiến dịch tranh cử của H.W. Bush

Tin mới