Bầu cử Tổng thống Mỹ: Ông Trump, bà Harris hòa nhau tại Dixville Notch

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ là ông Donald Trump và bà Kamala Harris mỗi người đều nhận được 3 phiếu ủng hộ của cử tri tại điểm bỏ phiếu đầu tiên là thị trấn Dixville Notch, bang New Hampshire, trong ngày bầu cử 5/11.

Thị trấn Dixville Notch thuộc khu vực Green North Woods của bang New Hampshire mở cửa điểm bỏ phiếu vào lúc 0h ngày 5/11 (giờ địa phương).
Theo Forbes, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris, ứng viên Đảng Dân chủ, và cựu Tổng thống Donald Trump, ứng viên Đảng Cộng hòa, mỗi người đều nhận được 3 phiếu bầu.
Bau cu Tong thong My: Ong Trump, ba Harris hoa nhau tai Dixville Notch
Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump mỗi người đều nhận được 3 phiếu bầu tại Dixville Notch. Ảnh: Getty.
6 cử tri trong thị trấn đều bỏ phiếu ngay sau nửa đêm theo truyền thống. Được biết, truyền thống bỏ phiếu nửa đêm bắt đầu ở Dixville Notch vào năm 1960 sau khi người điều hành thị trấn Neil Tillotson vận động cho cơ quan lập pháp New Hampshire công nhận thị trấn là một khu vực bỏ phiếu độc lập.
Trong cuộc đua giành chức Thống đốc New Hampshire, ứng cử viên Đảng Cộng hòa Kelly Ayotte đã giành được 5 phiếu bầu trong khi đối thủ Đảng Dân chủ Joyce Craig chỉ giành được 1 phiếu bầu.
>>> Mời độc giả xem thêm video: Những kỷ lục của kỳ bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020

Nguồn video: Vietnamnet

Bật mí thú vị về chuyến tàu tốc hành chậm nhất thế giới

Tàu Glacier Express của Thụy Sĩ được biết đến là tàu cao tốc chậm nhất thế giới, mất hơn 8 giờ để di chuyển 290 km qua dãy núi Alps của Thụy Sĩ.

Trang Oddity Central đưa tin, tàu tốc hành Glacier Express, kết nối các khu nghỉ dưỡng trên núi cao Zermatt và St. Moritz, không giống bất kỳ tàu cao tốc nào chạy qua châu Âu. Di chuyển với tốc độ trung bình 36 km/h, tàu này được mệnh danh là "tàu tốc hành chậm nhất thế giới".
Sở dĩ Glacier Express di chuyển chậm như vậy là do chuyến tàu này phục vụ hành khách ngắm cảnh khi đi qua trung tâm dãy núi Alps.

Những 'bất ngờ tháng 10' từng làm đảo lộn bầu cử Tổng thống Mỹ

Khi những tin tức chấn động xuất hiện trong những tuần cuối cùng trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ, chúng có thể tác động đến cuộc bầu cử theo hướng nào đó, thậm chí đảo ngược thắng-thua của các ứng cử viên.

Các ứng cử viên tổng thống Mỹ luôn hiểu rằng trong một cuộc bầu cử sít sao, bất kỳ tin tức lớn nào trong những tuần cuối cùng của chiến dịch đều có thể làm thay đổi cuộc đua vào tháng 11. Được gọi là “bất ngờ tháng 10”, những tin tức đó có thể là một vụ tiết lộ tai tiếng về một ứng cử viên, chiến tranh bùng nổ hoặc bất ổn kinh tế, hoặc thậm chí là tin giả do đối thủ chính trị tung ra.

Nhung 'bat ngo thang 10' tung lam dao lon bau cu Tong thong My

Tổng thống Mỹ Ronald Reagan (2 nhiệm kỳ 1981-1989). Ảnh: Getty

Tin mới