Bầu cử tổng thống Mỹ: Thắng-thua sau đêm Iowa

(Kiến Thức) - Cuộc đua của các ứng viên giành quyền đề cử của phe Cộng hòa và phe Dân chủ để chạy đua vào Nhà Trắng đã diễn ra đầy kịch tính ở bang Iowa.

Trong một số trường hợp, kết quả khá phù hợp với những nhận định trước đó. Nhưng trong một số trường hợp khác, Iowa đã hoàn toàn “đảo ngược thế cờ”.
Dưới đây là năm điểm mà chúng ta biết được sau một buổi tối đáng nhớ tại bang Iowa ở trung tâm nước Mỹ.

1. Donald Trump không phải là bất khả chiến bại

Trong vài tháng qua, có vẻ như ứng viên tổng thống Donal Trump - gương mặt đầy thế lực trong lĩnh vực bất động sản ở New York - đã trở thành một chính trị gia không đối thủ trong phe Cộng hòa. Mỗi hành động của ông, bất kể là có gây tranh cãi tới đâu, cũng chỉ làm cho ứng viên Donald Trump mạnh mẽ hơn trong mắt các cử tri bảo thủ.
Tuy nhiên, những bong bóng đó đã vỡ tung.
Bau cu tong thong My: Thang-thua sau dem Iowa
Ứng viên-tỷ phú Donald Trump thua đau ở bang Iowa.
Tuy Donald Trump dẫn trước trong các cuộc thăm dò dư luận tại Iowa suốt mấy tuần qua, nhưng đối thủ Ted Cruz mới là người giành được chiến thắng thuyết phục trong 1/1/2016.
Lực lượng nòng cốt ủng hộ ông Trump, gồm các cử tri đi bầu lần đầu đã không xuất hiện với số lượng đông đảo như dự đoán, và ông Cruz, được sự ủng hộ mạnh mẽ của những người theo phái Phúc âm, đã ghi điểm.
Khó có thể nói là điều này đồng nghĩa với việc mọi chuyện đã kết thúc đối với ông Trump. Bởi ông có thể tiêp tục duy trì vị trí lợi thế hiện nay tại tiểu bang New Hampshire, nơi các cử tri bảo thủ thường quay lưng lại với người ngoài và có thể thành công tại cuộc bỏ phiếu ở miền nam sau đó.
Thế nhưng ý tưởng cho rằng gương mặt New York này có thể dễ dàng thẳng tiến tới vị trí được đề cử của phe Cộng hòa nay đã chính thức tan thành mây khói.

2. Marco Rubio được thổi thêm hy vọng

Diễn văn của Thượng nghị sỹ bang Florida, Marco Rubio, tại Iowa nghe giống như một lời ăn mừng chiến thắng hơn là một diễn văn của người về vị trí thứ ba.
Bau cu tong thong My: Thang-thua sau dem Iowa-Hinh-2
Ứng viên Marco Rubio nuôi hy vọng sau cuộc bỏ phiếu ở bang Iowa.
Với việc cán đích 23% số phiếu, suýt soát bằng số phiếu của người về nhì là Donald Trump, ông Rubio đã làm đảo lộn mọi dự đoán trước đó.
Nay ông ở vị trí thuận lợi để giành thêm được sự ủng hộ mới tại New Hampshire, nơi các cử  sẽ tập hợp mạnh mẽ bên ông.
Kết quả tại Iowa là điều mà các ứng viên như Chris Christie của New Jersey, cựu Thống đốc Florida Jeb Bush và Thống đốc Ohio John Kasich kinh sợ. Họ đã đặt toàn bộ hy vọng của mình vào New Hampshire, và nay họ sẽ phải đối đầu với một gương mặt nhận được nhiều sự ủng hộ ở đây.
Các kết quả thăm dò dư luận ở các tiểu bang sắp diễn ra bỏ phiếu không phải là rất sáng sủa cho ông Rubio, nhưng mọi sự đều có thể nhanh chóng thay đổi.
Và ngay cả khi ông gặp những bất lợi ở các tiểu bang miền nam sau khi bỏ phiếu ở New Hampshire thì ông nhiều khả năng sẽ vẫn có những nguồn lực để chiến đấu dài hạn trong cuộc đua giành quyền đề cử của phe Cộng hòa.

3. Cuộc chiến trong phe Dân chủ

Vào lúc này có lẽ không mấy ai ngạc nhiên về việc Thượng nghị sỹ Vermont Bernie Sanders và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton “coi như hòa” trong cuộc đua Iowa - các cuộc thăm dò dư luận trước đó đã cho thấy nhiều khả năng kết quả sẽ là như vậy.
Tuy nhiên, kết quả đó đánh dấu thành tựu quan trọng của ông Sanders, người vốn chỉ đạt được mức ủng hộ chưa tới 10% tại Iowa hồi 6 tháng trước.
Bau cu tong thong My: Thang-thua sau dem Iowa-Hinh-3
Thượng nghị sỹ Vermont Bernie Sanders và cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton “coi như hòa” trong cuộc đua Iowa.
Bà Clinton thì đơn giản là sẽ không thể hạ knockout đối thủ của mình theo cách bà từng mong muốn.
Thay vào đó, bà phải đối diện với nguy cơ thất bại tại New Hampshire, nơi gương mặt vùng Vermont (Thượng nghị sĩ Sanders) chiếm ưu thế - và sau đó sẽ là cuộc chiến kéo dài trên toàn quốc cho tới ít nhất là hết tháng Ba.
Bà vẫn có những nguồn ủng hộ to lớn về tài chính và nền tảng vận động bầu cử rất vững vàng, nhưng tại Iowa thì bà cũng đã có những lợi thế đó rồi.
Tuy nhiên, các cử tri sẽ thay đổi, trở nên ôn hòa hơn và đa dạng hơn về mặt đạo đức. Bà Clinton sẽ được hoan nghênh ở thêm một số nơi nữa, nhưng để giành chiến thắng thì cần có thêm thời gian.

4. Ted Cruz “vững vàng đến phút chót”

Nếu thua tại Iowa thì đó sẽ là một cú đánh tai hại giáng xuống chiến dịch vận động tranh cử của ứng viên Ted Cruz.
Ông đã tràn đầy hy vọng chiến thắng ở lượt bỏ phiếu Iowa và nói đó sẽ là bằng chứng cho thấy ông có thể xây dựng được một liên minh gồm các cử tri theo phái Phúc âm, thuộc đảng bình dân Tea Party và những người theo chủ nghĩa tự do.
Bau cu tong thong My: Thang-thua sau dem Iowa-Hinh-4
Ted Cruz chính là người chiến thắng ở bang Iowa.
Và kết quả là một liên minh như thể quả có tồn tại và nó sẽ nhiều khả năng sẽ lại nổi lên sau New Hampshire, khi South Carolina và các tiểu bang khác ở miền nam tiến hành bỏ phiếu.
Ông Cruz có gần 20 triệu USD để vận động tranh cử và có cả sự ủng hộ của các ủy ban chính trị cùng các nguồn hỗ trợ to lớn khác.
Ông đã tạo dựng được một cỗ máy chính trị có khả năng hoạt động trong toàn bộ thời gian vận động bỏ phiếu sơ bộ và nếu cần, có thể “chiến đấu” với cả tỷ phú Trump và ứng viên nặng ký khác như ông Rubio.
Trong diễn văn chiến thắng hôm tối thứ Hai, ông Cruz đã cảm ơn lực lượng ủng hộ bình dân của mình - điều đương nhiên ông cần làm - nhưng điều đó cũng khiến phe Cộng hòa nhìn nhận ông như một người ôn hòa hơn.
Ông cần thuyết phục được đảng của mình rằng ông là ứng viên có khả năng đánh bại được phe Dân chủ vào tháng 11 tới đây. Đây mới chỉ là bước đi đầu tiên trên con đường đó.

5. Cuộc chơi ít kịch tính

Ứng viên Dân chủ Martin O'Malley rời vũ đài, ứng viên Cộng hòa Mike Huckabee cũng vậy và nhiều khả năng là cả Rick Santorum nữa.
Trong đêm 1/1 đã có đồn đoán về việc Ben Carson sẽ bỏ cuộc. Tuy chiến dịch vận động của ông nhanh chóng bác bỏ nhưng vị bác sỹ đã nghỉ hưu chỉ đạt được 9% ủng hộ ở tiểu bang từng được coi là pháo đài vững chắc của mình cũng đồng nghĩa với việc cái kết đang đến gần.
Trận chiến của Carly Fiorina đang ở thế bấp bênh, và việc chiếm được chỉ chưa tới 5% đề cử thật đáng thất vọng so với mức 21% cha bà từng có ở Iowa chỉ mới bốn năm trước.
New Hampshire nhiều khả năng sẽ là chiến địa “tàn sát” dữ dội hơn nữa đối với các ứng viên, đe dọa tới tương lai các gương mặt như ông Bush, ông Christie và ông Kasich nếu họ không chặn bước được ông Rubio.
Cuộc đua trong phe Cộng hòa không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nhưng sẽ có ít đối thủ hơn “thượng đài” trong cuộc tranh luận sẽ diễn ra trong vài tuần tới.

Chính sách đối ngoại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng 2016

(Kiến Thức) - Chính sách đối ngoại là một vấn đề chính trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016, giữa lúc Mỹ đối mặt nhiều vấn đề quân sự-ngoại giao trên thế giới.

Theo đài TNHK, gần 20 ứng cử viên tổng thống tiềm năng của đảng Cộng hoà đã thảo luận về chính sách đối ngoại tại một hội nghị kết thúc hôm 18/4 ở New Hampshire. New Hampshire là  một tiểu bang nhỏ ở đông bắc nước Mỹ và giữ một vai trò quan trọng trong tiến trình đề cử ứng cử viên tổng thống qua các bầu cử sơ bộ đầu tiên được tổ chức tại đây.
Thượng nghị sĩ Rand Paul: Nước Mỹ thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.
Thượng nghị sĩ Rand Paul: Nước Mỹ  thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.  
Thượng nghị sĩ Rand Paul, một ứng cử viên tổng thống khá nặng ký của phe Cộng hòa, nói tại hội nghị rằng nước Mỹ  thường tạo ra bất ổn hơn khi can dự vào những nơi đang ở trong tình trạng hỗn loạn.

Điều gì quyết định kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2016?

(Kiến Thức) - Điều gì quyết định kết quả cuộc  bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016: kinh tế hay chính sách đối ngoại?

Còn 17 tháng nữa mới tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016, nhưng các ứng cử viên và các chuyên gia chính trị đang cố suy đoán xem vấn đề nào sẽ là vấn đề quan trọng nhất với cử tri Mỹ vào năm 2016.
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ .
Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton: Ứng cử viên tổng thống hàng đầu của Đảng Dân chủ .
Theo đài TNHK, kinh tế thường là vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử trong bất kỳ năm nào và chuyên gia thăm dò dư luận của Đảng Dân chủ Celinda Lake dự đoán kinh tế sẽ lại là vấn đề nổi bật trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016. "Người Mỹ vẫn còn khá bi quan về nền kinh tế bất chấp nhiều tháng tăng trưởng việc làm. Người Mỹ đã chuyển mối bận tâm về việc liệu có thể có được công ăn việc làm hay không sang mối bận tâm về công việc trả lương bao nhiêu và ... liệu con cái họ có thể tìm được những việc làm tương tự hay không," bà Lake nói.

Tin mới