Bầu cử Tổng thống Nga 2018 diễn ra như thế nào?

Trong hôm 18/1, Hội đồng Liên bang Nga đã ấn định ngày bầu cử Tổng thống Nga là 18-3-2018 và các chiến dịch vận động tranh cử được phép bắt đầu.

Bầu cử Tổng thống Nga 2018 diễn ra như thế nào?
Trong bài trả lời phỏng vấn tờ Le Figaro của Pháp gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ bảo đảm quy trình bầu cử Tổng thống Nga 2018 theo đúng pháp luật và Hiến pháp Nga. Vậy quy trình bầu cử Tổng thống Nga như thế nào?
Hiến pháp Nga dù không giới hạn số lần giữ chức vụ tổng thống nhưng quy định không được quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Trước đây, một nhiệm kỳ tổng thống kéo dài 4 năm. Tuy nhiên, theo Hiến pháp sửa đổi năm 2011, nhiệm kỳ tổng thống Nga được kéo dài từ 4 năm lên 6 năm.
Giống như ở nhiều nước trên thế giới, tại Nga, mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bỏ phiếu bầu tổng thống, miễn là công dân đó không bị tòa án tuyên bố không có khả năng bầu cử hay họ đang bị tù giam vào thời điểm bầu cử. Kết quả bầu cử phụ thuộc vào sự ủng hộ của cử tri. Nếu không có ứng viên nào nhận được đa số trên 50% phiếu bầu, vòng 2 sẽ được tiến hành giữa hai ứng viên có số phiếu bầu cao nhất.
Tổng thống đương nhiệm V.Putin được người dân Nga tín nhiệm cao. Ảnh: Sputnik
Tổng thống đương nhiệm V.Putin được người dân Nga tín nhiệm cao. Ảnh: Sputnik 
Theo Học viện Công nghệ Georgia, Mỹ, Tổng thống Nga được bầu thông qua phiếu bầu trực tiếp. Nga không có phó tổng thống, Tổng thống Nga sẽ chỉ định nội các với một thủ tướng.
Thư ký Ủy ban Bầu cử Trung ương Nga (CEC) Maya Grishina cho biết, Nga hiện có hơn 60 đảng chính trị chính thức, mỗi đảng có thể đề cử ứng viên đại diện tham gia cuộc bầu cử sắp tới. Hãng tin Reuters thông tin thêm, yêu cầu đối với các ứng viên có ý định tham gia tranh cử năm nay đã ít khắt khe hơn. Cụ thể, một ứng viên độc lập sẽ cần 300.000 chữ ký của người ủng hộ, trong khi ứng viên đại diện của một đảng chỉ cần 100.000 chữ ký. Trước đây, những con số này dao động từ 1 đến 2 triệu chữ ký.
Sau khi được đề cử và mở tài khoản đặc biệt tại Ngân hàng tiết kiệm Liên bang Nga Sberbank, các ứng cử viên được phép bắt đầu chiến dịch vận động. Họ có thể tổ chức các sự kiện như gặp mặt cử tri, phát tờ rơi, lịch... với giá trị không quá 100 ruble một sản phẩm. Các mẫu quảng bá vận động cần được nộp lên CEC.
Trong cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức vào ngày 18-3 tới, ngoài đương kim Tổng thống Vladimir Putin ứng cử với tư cách ứng cử viên độc lập, còn có các ứng cử viên như: Vladimir Zirinovsky, Chủ tịch đảng Dân chủ-Tự do Nga; Grigori Yavlinsky, Chủ tịch đảng Quả táo; Pavel Grudinin, đại diện cho Đảng Cộng sản Nga…
Cuộc bầu cử Tổng thống Nga 2018 sẽ là lần tranh cử thứ 4 trong sự nghiệp chính trị của ông Putin. Ông đã làm Tổng thống Nga trong hai nhiệm kỳ từ năm 2000 đến 2008 và giữ chức vụ Thủ tướng từ năm 2008 đến năm 2012. Sau đó, ông Putin đã có nhiệm kỳ tổng thống thứ ba sau khi chiến thắng tại cuộc bầu cử năm 2012.
Theo kết quả cuộc khảo sát ngày 15-1 do Trung tâm nghiên cứu quan điểm công chúng Nga tiến hành, ông Putin nhiều khả năng sẽ giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử sắp tới. Theo đó, có khoảng 67% người dân Nga sẽ đi bỏ phiếu trong ngày bầu cử 18-3 tới và trong số đó có tới 81,1% sẽ lựa chọn ông Putin. Con số này đưa tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin vượt xa các đối thủ khác, hiện có tỷ lệ dự báo đều không vượt quá 10%.

Bầu cử Nga: Tổng thống Putin đích thân nộp hồ sơ tranh cử

Kênh truyền hình Reuters TV (Anh) đưa hình ảnh ông Putin đích thân đi nộp hồ sơ tranh cử tổng thống Nga vào năm tới.

Bầu cử Nga: Tổng thống Putin đích thân nộp hồ sơ tranh cử
Ngày 27/12, Ủy ban bầu cử trung ương Nga đã tiếp nhận hồ sơ đăng ký tranh cử của Tổng thống Putin cho cuộc bầu cử tổng thống Nga vào năm tới.

Bầu cử Tổng thống Nga: Ông Putin nắm chắc phần thắng?

Đội vận động tranh cử của Tổng thống Nga Putin đã thu thập được hơn 1 triệu chữ ký ủng hộ và con số này chắc chắn sẽ còn tăng cao.

Bầu cử Tổng thống Nga: Ông Putin nắm chắc phần thắng?
Nếu chiến thắng trong cuộc Bầu cử tổng thống Nga 2018 này, ông Putin sẽ tiếp tục có thêm sáu năm nắm vị trí lãnh đạo cao nhất của nước Nga, đặc biệt khi các đảng ủng hộ nhà lãnh đạo 65 tuổi đang chiếm ưu thế đa số tại quốc hội Nga.
Mức ủng hộ khổng lồ cho ông Putin

Ngưỡng mộ học vấn các quan chức trong nội các Tổng thống Trump

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Rex Tillerson tốt nghiệp Đại học Texas còn Bộ trưởng Lao động Alexander Acosta là cựu sinh viên trường Đại học Harvard. Có thể thấy, các quan chức trong nội các của Tổng thống Trump đều có học vấn cao.

Ngưỡng mộ học vấn các quan chức trong nội các Tổng thống Trump
Ngoại trưởng Rex Tillerson tốt nghiệp Đại học Texas ở Austin vào năm 1975 với tấm bằng cử nhân kỹ sư xây dựng dân dụng. Ông là một trong những quan chức có học vấn cao trong nội các của Tổng thống Trump. (Nguồn: BI)
 Ngoại trưởng Rex Tillerson tốt nghiệp Đại học Texas ở Austin vào năm 1975 với tấm bằng cử nhân kỹ sư xây dựng dân dụng. Ông là một trong những quan chức có học vấn cao trong nội các của Tổng thống Trump. (Nguồn: BI)
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin từng theo học tại Đại học Yale.
 Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin từng theo học tại Đại học Yale.
Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tốt nghiệp Đại học Trung tâm Washington với tấm bằng cử nhân về lịch sử năm 1971.
 Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tốt nghiệp Đại học Trung tâm Washington với tấm bằng cử nhân về lịch sử năm 1971.
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions là cựu sinh viên trường Đại học Huntingdon ở Montgomery, Alabama.
Bộ trưởng Tư pháp Jeff Sessions là cựu sinh viên trường Đại học Huntingdon ở Montgomery, Alabama.
Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke từng theo học tại trường Đại học Oregon ở Eugene.
Bộ trưởng Nội vụ Ryan Zinke từng theo học tại trường Đại học Oregon ở Eugene. 
Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue là cựu sinh viên Đại học Georgia ở Athens, Georgia.
 Bộ trưởng Nông nghiệp Sonny Perdue là cựu sinh viên Đại học Georgia ở Athens, Georgia.
Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross là cựu sinh viên của trường Đại học Yale.
 Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross là cựu sinh viên của trường Đại học Yale.
Bộ trưởng Lao động Alexander Acosta đã học chuyên ngành kinh tế tại trường Đại học Harvard.
 Bộ trưởng Lao động Alexander Acosta đã học chuyên ngành kinh tế tại trường Đại học Harvard.
Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người Alex Azar từng học chuyên ngành chính phủ và kinh tế tại Đại học Darmouth.
 Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Con người Alex Azar từng học chuyên ngành chính phủ và kinh tế tại Đại học Darmouth.
Trong khi đó, Bộ trưởng Phát triển Nhà ở và Đô thị Ben Carson đã được tuyển thẳng vào Đại học Yale vì là một trong những học sinh có số điểm SAT cao nhất tại hệ thống trường công ở Detroit.
 Trong khi đó, Bộ trưởng Phát triển Nhà ở và Đô thị Ben Carson đã được tuyển thẳng vào Đại học Yale vì là một trong những học sinh có số điểm SAT cao nhất tại hệ thống trường công ở Detroit.
Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao là cựu sinh viên của trường Đại học Mount Holyoke, bang Masschusetts.
 Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao là cựu sinh viên của trường Đại học Mount Holyoke, bang Masschusetts.
Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry từng theo học tại trường Đại học Texas A&M.
 Bộ trưởng Năng lượng Rick Perry từng theo học tại trường Đại học Texas A&M.
Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos được cho là rất tích cực về hoạt động chính trị trong thời gian học tại trường Đại học Calvin ở Michigan.
 Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos được cho là rất tích cực về hoạt động chính trị trong thời gian học tại trường Đại học Calvin ở Michigan.
Bộ trưởng Cựu Chiến binh Mỹ David Shulkin là cựu sinh viên của trường Đại học Hampshire.
 Bộ trưởng Cựu Chiến binh Mỹ David Shulkin là cựu sinh viên của trường Đại học Hampshire.
Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã tốt nghiệp trường Đại học Massachusetts-Boston.
 Chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly đã tốt nghiệp trường Đại học Massachusetts-Boston.

Tin mới