Bầu cử Tổng thống Pháp 2017: "Cuộc cách mạng nhung"

(Kiến Thức) - Vừa tròn một năm tuổi, phong trào tập hợp tả-hữu “En Marche!” đang tiến hành một "cuộc cách mạng nhung", vẽ lại bản đồ chính trị của nước Pháp.

Bầu cử Tổng thống Pháp 2017: "Cuộc cách mạng nhung"
Ứng viên tổng thống của Phong trào “En Marche!”, ông Emmanuel Macron đã "nẫng tay trên" chìa khóa vào phủ tổng thống của hai đảng chính trị truyền thống tả-hữu ở Pháp bằng "cuộc cách mạng nhung".
Bau cu Tong thong Phap 2017: "Cuoc cach mang nhung"
 Tổng thống Pháp đắc cử Emmanuel Macron. Ảnh: Toronto Star
Theo RFI, không đạp đổ tất cả để xây dựng lại từ đầu, không đoạn tuyệt với quá khứ để tìm một chỗ đứng trong tương lai, không khai thác công phẫn của cử tri hay lá bài dân tộc chủ nghĩa để kiếm phiếu, Emmanuel Macron với phong trào tập hợp tả-hữu En Marche ! (Tiến bước) đang tiến hành "nhiều cuộc cách mạng cùng một lúc".
Ngày 7/5/2017, Emmanuel Macron trở thành vị tổng thống trẻ tuổi nhất của nước Pháp: ông chuẩn bị bước vào điện Elysée trước khi mừng sinh nhật 40 tuổi. Sinh năm 1977, trong một gia đình cả hai bố mẹ đều là bác sĩ, Emmanuel Macron đã yêu và kết hôn với cô giáo hơn mình đến 24 tuổi mà không sợ dư luận gièm pha.
Về sự nghiệp, Emmanuel Macron tốt nghiệp nhiều trường danh tiếng, Sciences Po Paris và Hành chính Quốc gia, là một công chức, rồi chủ ngân hàng, có địa vị cao trong xã hội, nhưng tổng thống Pháp tương lai không dừng lại ở đó. Năm 2012, Emmanuel Macron bắt đầu tham gia các hoạt động chính trị, lúc đầu trong bóng tối, với tư cách cố vấn của tổng thống François Hollande, trước khi trở thành Bộ trưởng Kinh tế - Công nghiệp và Công nghệ số.
Tháng 8/2016, ông từ chức bộ trưởng sau khi lập phong trào tập hợp tả-hữu lấy tên là En Marche!, bệ phóng chuẩn bị ra tranh cử tổng thống Pháp 2017.
Cùng với những người bạn đồng hành, Emmanuel Macron muốn xây dựng một mô hình chính trị mới cho nước Pháp, mà ở đó không còn biên giới tả-hữu, vốn trong tay hai đảng lớn là Xã hội (PS) bên cánh tả và Những người Cộng hòa (LR) bên cánh hữu.
Phong trào “Tiến bước!” nảy sinh từ ý tưởng : Trong bối cảnh nước Pháp đang bế tắc cả về phương diện kinh tế, chính trị lẫn xã hội, tại sao các nhân tài lại không cùng nhau xây dựng một đất nước tươi đẹp hơn ? Tại sao mỗi lần đảng cầm quyền đưa ra một biện pháp cải tổ thì lại bị đối lập bác bỏ một cách gần như tự động? Bế tắc đó là mảnh đất màu mỡ để cho hai cánh cực tả và cực hữu phát triển. Bằng chứng cụ thể là khi nhìn vào số phiếu mà cử tri Pháp dành cho Mặt trận Quốc gia (FN) trong 15 năm qua ở tất cả các kỳ bầu cử, người ta thấy đảng cực hữu bài ngoại lớn mạnh dần theo năm tháng.
Emmanuel Macron không phải là chính trị gia Pháp đầu tiên muốn xóa bỏ bức tường thành ngăn cách hai cánh tả-hữu. Trước ông, François Bayrou cánh trung hay Ségolène Royal, ứng cử viên tổng thống năm 2007 thuộc Đảng Xã hội cánh tả, từng đấu tranh cho ý tưởng này. Nhưng cả hai đều đã thất bại.
Yếu tố may mắn
Công bằng mà nói, trên đường vào điện Elysée, Emmanuel Macron đã gặp nhiều may mắn. Ông ra tranh cử tổng thống trong bối cảnh đặc biệt. Các đối thủ của ông quá tồi. Người già dặn nhất, chuyên nghiệp nhất là cựu thủ tướng cánh hữu François Fillon lại sa lầy vào tai tiếng được báo chí gọi là vụ "Penelope Gate". Đảng Những người Cộng hòa tưởng chừng nắm chắc phần thắng nhưng cuối cùng lại để Điện Elysée vuột khỏi tầm tay.
Bên cánh tả, Đảng Xã hội đang khép lại nhiệm kỳ tổng thống 5 năm dưới thời François Hollande đánh mất niềm tin. Kinh tế vẫn đình đốn, nạn thất nghiệp không thuyên giảm. Một phần lớn người dân cảm thấy bị bỏ rơi. Trong bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 ngày 23/4/2017, Đảng Xã hội đau đớn nhận lấy kết quả chưa đầy 7 % số phiếu.
Phong trào cực tả “Nước Pháp bất khuất” của Jean-Luc Mélenchon và Mặt trận Quốc gia (FN) cực hữu của Marine Le Pen khai thác tinh thần bài châu Âu và chống toàn cầu hóa để khẳng định vị trí trên sân khấu chính trị Pháp. Ứng cử viên Mélenchon huy động được số cử tri cao gấp ba lần so với ứng viên Benoît Hamon của Đảng Xã hội, nhưng không thể đọ sức với bà Le Pen và ông Macron để vào chung kết. Cương lĩnh hành động của “Nước Pháp bất khuất” không thuyết phục được đông đảo cử tri.
Còn về phía ứng cử viên Marine Le Pen đại diện cho một đảng phái chính trị Pháp đã ra đời từ hơn 40 năm qua, chiêu bài dân túy và bài ngoại chỉ được một phần cử tri ủng hộ. Một phần lớn công luận xem chủ trương đặt quyền lợi của người Pháp lên trên hết của gia đình Le Pen là một mối đe dọa đối với những giá trị cơ bản “Tự do-Bình đẳng- Bác ái" của nền Cộng hòa Pháp.
Bối cảnh chính trị nhiễu nhương đó mở đường cho En Marche ! giành được thắng lợi trong mùa bầu cử tổng thống 2017. Không khua chiêng, gõ mõ ầm ĩ, Emmanuel Macron đang vẽ lại bản đồ chính trị của Pháp và tính toán táo bạo ban đầu của Emmanuel Macron đang trở thành một cuộc "cách mạng nhung".
Nhưng cuộc cách mạng đó còn phải vượt qua một thách thức to lớn: Phong trào Tiến bước! sẽ phải chiếm được đa số tại Quốc hội trong cuộc bầu cử lập pháp sắp tới ngày 11 và 18 tháng 6 để không bị cản trở trong việc thực hiện các biện pháp cải tổ cần thiết cho nước Pháp.

Bầu cử tổng thống Pháp: EU lại “thót tim” chờ đợi

(Kiến Thức) - Liên minh Châu Âu lại “thót tim” chờ đợi, khi thủ lĩnh cực hữu Marine Le Pen lọt vào vòng 2 cuộc bầu cử tổng thống Pháp.

Bầu cử tổng thống Pháp: EU lại “thót tim” chờ đợi
Ít nhất ¼ cử tri Pháp đã làm đúng, khi gạt bỏ ứng cử viên cực tả Jean-Luc Melenchon và ứng viên bảo thủ bị tai tiếng Francois Fillon.
Bau cu tong thong Phap: EU lai “thot tim” cho doi
Vòng hai bầu cử tổng thống Pháp sẽ là cuộc đối đầu “một mất, một còn” giữa cứng viên cực hữu Marine Le Pen và ứng viên trung dung Emmanuel Marcon. Ảnh: Daily Express 

Bầu cử tổng thống Pháp: Chiến thắng của “kẻ ngoại đạo”

(Kiến Thức) - Chiến thắng của “kẻ ngoại đạo” như ông Macron và bà Le Pen trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng 1 cho thấy thể chế hiện hành bị chán ghét đến mức nào.

Bầu cử tổng thống Pháp: Chiến thắng của “kẻ ngoại đạo”
Theo thông tin sơ bộ của Bộ Nội vụ Pháp, với hầu hết phiếu bầu đã được kiểm, ứng viên độc lập Emmanuel Macron đã giành 23,86% tổng số phiếu bầu và cùng với lãnh đạo Mặt trận Quốc gia (FN), Marine Le Pen (21,43%) lọt vào vòng hai bầu cử tổng thống Pháp tổ chức vào ngày 7/5 tới.
Bau cu tong thong Phap: Chien thang cua “ke ngoai dao”
 Lọt vào vòng 2, nhưng cả ông Macron lẫn bà Le Pen đều là “kẻ ngoại đạo”. Ảnh: Daily Express

Nga lo ngại ông Macron đắc cử tổng thống Pháp

(Kiến Thức) - Nhiều chính trị gia Nga coi bà Marine Le Pen là sự lựa chọn ưa thích mới, nhưng lo ngại ông Emmanuel Macron sẽ đắc cử Tổng thống Pháp.

Nga lo ngại ông Macron đắc cử tổng thống Pháp
Nga lo ngai ong Macron dac cu tong thong Phap
Ứng viên thân EU và bất lợi với Nga Emmanuel Macron có nhiều khả năng đắc cử Tổng thống Pháp sau vòng 2. Ảnh: The Independent 
Mất ứng viên ưa thích sau vòng 1

Tin mới