Bầu cử TT Hàn Quốc mở đường đối thoại liên Triều?

(Kiến Thức) - Kết quả bầu cử tổng thống Hàn Quốc ngày 9/5 có thể mở đường cho đối thoại liên Triều và đàm phán nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Bầu cử TT Hàn Quốc mở đường đối thoại liên Triều?
Đó là nhận định của nhà phân tích Hàn Quốc nổi tiếng Chung Chang Song thuộc Viện nghiên cứu mang tên nhà vua Sejong ở Seoul.
Bau cu tong thong Han Quoc mo duong doi thoai lien Trieu?
Khu công nghiệp Kaesong từng được coi là biểu tượng của hòa giải liên Triều. Ảnh: The Commentator 
Trong bình bài luận mà Sputnik nhận được hôm 4/5 ở Tokyo, nhà phân tích Chung Chang Song khuyến cáo: "Trên cơ sở áp lực cứng rắn từ Mỹ và Trung Quốc, tân chính phủ Hàn Quốc sau ngày bầu cử 9/5 cần cố gắng duy trì hội nghị thượng đỉnh Bắc-Nam để CHDCND Triều Tiên chấm dứt thử hạt nhân và phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa, nối lại hoạt động của Khu công nghiệp Kaesong, phục hồi trao đổi và hợp tác giữa hai miền nam bắc (Bán đảo Triều Tiên)".
Ý ông Chung Chang Song muốn nói về sự trở lại của đối thoại liên Triều ở cấp độ trước đây, khi Seoul và Bình Nhưỡng phát triển hợp tác kinh tế và tại thành phố của Kaesong ở bắc Triều Tiên có khu công nghiệp liên doanh với các doanh nghiệp Hàn Quốc.
Ông Chung Chang Song đưa ra bình luận nói trên sau khi Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) chỉ trích Trung Quốc một cách gay gắt chưa từng có. Nguyên cớ của sự chỉ trich gay gắt này bắt nguồn từ cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó nhất trí tăng cường biện pháp trừng phạt đối với Bình Nhưỡng và Washington cảnh báo về khả năng hành động quân sự.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap ngày 3/5 trích dẫn giải thích của Bộ Quốc phòng Hàn Quốc khẳng định: "Chính phủ hợp pháp duy nhất trên Bán đảo Triều Tiên chỉ có thể là Cộng hòa Đại hàn Dân quốc (Hàn Quốc), lãnh thổ từ tuyến ngừng bắn trở lên phía bắc là do Bắc Triều Tiên chiếm đóng bất hợp pháp" — hãng tin trích dẫn giải thích của Bộ Quốc phòng.
Trong bối cảnh đối đầu giữa một bên là CHDCND Triều Tiên và một bên là Hàn Quốc với Mỹ, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã tuyên bố lập trường trước những thảo luận về điều chỉnh Điều 3 Hiến pháp về lãnh thổ quốc gia. Hàn Quốc vốn coi toàn bộ diện tích Bán đảo Triều Tiên và các đảo lân cận là lãnh thổ của nước này.

Cái giá khủng khiếp của hành động quân sự chống Triều Tiên

(Kiến Thức) - Hành động quân sự chống Triều Tiên đang được thảo luận, nhưng điều đó có thể dẫn tới những vấn đề lớn hơn và đẩy Đông Bắc Á vào thời kỳ bất ổn hỗn loạn.

Cái giá khủng khiếp của hành động quân sự chống Triều Tiên
Tệ hơn nữa, hành động quân sự chống Triều Tiên có thể dẫn đến đối đầu quân sự không mong muốn giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mỹ chuẩn bị nhiều phương án đối phó với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ thị cho Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ McMaster dự trù "một loạt lựa chọn" đối với Triều Tiên.

Mỹ chuẩn bị nhiều phương án đối phó với Triều Tiên
Theo Yonhap, ngày 9/4, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ H.R. McMaster thông báo, Tổng thống nước này Donald Trump đã chỉ thị cho ông dự trù "một loạt lựa chọn" đối với các mối đe dọa tên lửa và hạt nhân mà Triều Tiên gây ra cho Washington và các nước đồng minh.
My chuan bi nhieu phuong an doi pho voi Trieu Tien
Tàu sân bay USS Carl Vinso. (Nguồn: USA Today) 

Toan tính của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên

(Kiến Thức) - Bán đảo Triều Tiên được coi là con bài chiến lược để Mỹ thể hiện sức mạnh và sự hiện diện tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Toan tính của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên
Mục tiêu chiến lược của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên
Những động thái quân sự gần đây tại Đông Bắc Á càng chứng tỏ khu vực này có vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ. Theo các chuyên gia phân tích chính trị thế giới, sở dĩ Mỹ ngày càng can thiệp mạnh mẽ vào khu vực này bởi một số nguyên nhân chính sau:

Tin mới