Bầu Đức nhập đường gây “xung đột” dư luận

(Kiến Thức) - Chuyện bầu Đức xin nhập khẩu đường từ Lào về Việt Nam đang gây tranh cãi gay gắt. Có ý kiến cho rằng, nếu giám sát không chặt, doanh nghiệp dễ trục lợi.

Mới đây, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai đã có ý định nhập 30.000 tấn đường do doanh nghiệp này đầu tư sản xuất tại Lào cho cho Công ty cổ phần đường Biên Hòa tinh luyện rồi tái xuất sang Trung Quốc. Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã phản đối gay gắt, cho rằng hợp tác này đi ngược lại lợi ích của ngành, quay lưng với hàng nghìn người dân trồng mía ở Việt Nam.

Vụ việc này đã trở nên căng thẳng đỉnh điểm khi ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Hoàng Anh Gia Lai, xác nhận việc thỏa thuận giữa Công ty Cổ phần Đường Biên Hòa và Hoàng Anh Gia Lai đã hoàn tất, tập đoàn đang gửi văn bản xin phép Chính phủ và các ban ngành liên quan về việc nhập khẩu này. Trong khi đó, phía Hiệp hội mía đường cũng đã gửi công văn đề nghị Thủ tướng không chấp nhận việc nhập khẩu đường của Hoàng Anh Gia Lai.

Việc quản lý nhập khẩu đường không chặt chẽ có thể khiến các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để trục lợi. Thực tế một số ngành khác từng gặp trường hợp này.
  Việc quản lý nhập khẩu đường không chặt chẽ có thể khiến các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để trục lợi. Thực tế một số ngành khác từng gặp trường hợp này.
Trao đổi với Kiến Thức, theo chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, xét về quyền thì ông Đức hoàn toàn có quyền nhập đường từ Lào về để bán cho các nhà máy đường chế biến thành phẩm xuất đi nước ngoài, thậm chí Hoàng Anh Gia Lai cũng có quyền bán đường thành phẩm trong nước. Tuy nhiên, nếu để tiêu thụ trong nước thì đường là một trong những mặt hàng không được khuyến khích nhập khẩu. Việt Nam đang dư thừa đường do đó nhập đường để tiêu thụ trong nước sẽ ảnh hưởng rất lớn đến ngành mía đường trong nước, nhất là các doanh nghiệp sản xuất đường và người nông dân trồng mía…

Tuy nhiên, nếu Hoàng Anh Gia Lai không tiêu thụ đường tại Việt Nam, mà chỉ nhập đường nguyên liệu về bán đường cho Công ty cổ phần đường Biên Hòa, sau đó đường Biên Hòa tinh luyện và xuất sang Trung Quốc như báo chí nêu thì sẽ không ảnh hưởng đến thị trường đường trong nước, không gây biến động giá. Hơn nữa, khi Hoàng Anh Gia Lai nhập đường về và Công ty đường Biên Hòa xuất đi đều phải đóng thuế, Việt Nam lại có lợi. Việc nhập đường thô gia công thành đường tinh luyện tái xuất đi còn tạo việc làm, tạo thêm thu nhập cho người lao động trong nước, duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Ông Đoàn Nguyên Đức cũng cho rằng, đường làm ra nhập từ Lào về Biên Hòa của Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai, một doanh nghiệp của Việt Nam. Hơn nữa 90% lao động tại nhà máy đường Hoàng Anh Attapeu bên Lào là công nhân người Việt Nam, cho nên việc này có ích cho cả doanh nghiệp, nhà nước và người lao động Việt. “Quan trọng là chúng tôi nhập đường thô về để xuất đi nước ngoài, chứ có tiêu thụ trong nước đâu mà lo phá giá với ảnh hưởng tới ngành mía đường, nông dân trong nước”, ông Đức nói.

Tuy nhiên, đưa ra những cảnh báo về sự kiện trên, đại diện ngành muối, một ngành cũng bị hạn chế nhập khẩu như đường, ông Ngô Tấn Bán, Tổng giám đốc Công ty Muối Việt Nam, cho Kiến Thức biết, nghịch lý trên thị trường đường Việt Nam cũng giống với thị trường muối. Điều kiện thời tiết, địa lý thuận lợi, nguồn nguyên liệu nhiều nhưng lại không xuất khẩu được, thậm chí còn phải nhập về. Một số công ty muối trong nước cũng đang xin nhập khẩu muối tinh khiết.

“Muối và đường là hai mặt hàng không được khuyến khích nhập khẩu, bởi việc nhập khẩu có thể sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định thị trường và ảnh hưởng đến lợi ích của nông dân, diêm dân.

Với trường hợp Hoàng Anh Gia Lai nhập đường nguyên liệu về để bán cho một công ty đường trong nước để tinh luyện rồi xuất khẩu, nếu việc này được cam kết và quản lý, giám sát chặt chẽ thì không ảnh hưởng nhiều đến thị trường trong nước. Nhưng nếu họ không làm theo cam kết mà vẫn bán sản phẩm tại thị trường trong nước thì sẽ gây bất ổn cho thị trường. Việc quản lý nhập khẩu không chặt chẽ có thể khiến các doanh nghiệp lợi dụng chính sách để trục lợi. Thực tế, trong ngành muối từng có trường hợp này. Trong các năm qua, ngành Hải quan đã phát hiện một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế ưu đãi thuế đối với nhập khẩu nguyên liệu đầu vào sản xuất để nhập khẩu muối công nghiệp, nhưng sau đó lại bán trở lại thị trường Việt Nam làm muối ăn”, ông Bán diễn giải.

Về phía người tiêu dùng, nhiều người lại ủng hộ cách làm của bầu Đức. Trên một diễn đàn, thành viên có tên Mebeo nói: “Là người tiêu dùng, điều chúng tôi quan tâm nhất là chất lượng sản phẩm tốt và giá thành cạnh tranh. Tại sao các nhà máy đường trong nước thay vì kêu ca lại không nhìn lại bản thân mình, sản xuất trong nước mà giá thành cao gấp mấy lần hàng nhập? Tôi nghĩ đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm, tạo sự cạnh tranh để người dân trong nước được hưởng lợi. Chúng tôi còn mong ông Đức nhập đường thành phẩm về Việt Nam để bán, miễn là chất lượng tốt, giá rẻ”.

Hiện Việt Nam là nước có lợi thế về trồng và sản xuất đường nhưng người tiêu dùng Việt lại đang chịu mức giá đường cao nhất thế giới, cao hơn cả Thái Lan đến 30%. Đường do Hoàng Anh Gia Lai đầu tư sản xuất tại Lào có giá thành rất thấp, sức cạnh tranh cao so với thế giới. Tại Lào, Hoàng Anh Gia Lai thu mua xấp xỉ 296.000 đồng một tấn mía, tương đương 4,32 triệu đồng một tấn đường, thấp hơn nhiều so với giá trong nước. Trong khi để nông dân trồng mía tại Việt Nam đảm bảo cuộc sống, các nhà máy mía đường trong nước đã thanh toán tiền mía cho hộ trồng từ 950.000 đến 1,15 triệu đồng một tấn, chiếm 9 - 11 triệu đồng vào giá thành của một tấn đường.

Phi công riêng của bầu Đức đột tử

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xác nhận thông tin phi công riêng của ông Đoàn Nguyên Đức đã qua đời lúc 23 giờ ngày 22.7

Tối 23/7, trao đổi với báo chí, lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai xác nhận thông tin phi công riêng của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, là ông Ryan (quốc tịch Mỹ) đã qua đời lúc 23 giờ ngày 22/7.

Nhà trên mái kì dị buộc phải dỡ bỏ

(Kiến Thức) - Vì xây dựng trái phép nên chính quyền đã ra quyết định buộc chủ đầu tư phải dỡ bỏ ngôi nhà trên mái tuyệt đẹp này.

Tính đến ngày 20/11/2013, lệnh dỡ bỏ “biệt thự đá” trên mái tại Bắc Kinh đã có hiệu lực tới 100 ngày nhưng công việc dỡ bỏ xem ra vẫn còn “nhiều gian nan”.
 Tính đến ngày 20/11/2013, lệnh dỡ bỏ “biệt thự đá” trên mái tại Bắc Kinh đã có hiệu lực tới 100 ngày nhưng công việc dỡ bỏ xem ra vẫn còn “nhiều gian nan”.

Biệt thự đáng ghen tỵ của đại gia Thủy sản Phương Nam

(Kiến Thức) - Chỉ tính riêng chi phí xây dựng, ngôi biệt thự hoành tráng tại Sóc Trăng của ông Lâm Ngọc Khuân đã ngốn số tiền hơn chục tỷ đồng.

Đây là ngôi biệt thự của ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Thủy sản Phương Nam, người từng gây xôn xao dư luận khi để lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng cho 7 ngân hàng và nhiều chủ nợ khác để trốn sang Mỹ cùng gia đình.
 Đây là ngôi biệt thự của ông Lâm Ngọc Khuân, nguyên Chủ tịch HĐQT  Công ty Thủy sản Phương Nam, người từng gây xôn xao dư luận khi để lại khoản nợ 1.600 tỷ đồng cho 7 ngân hàng và nhiều chủ nợ khác để trốn sang Mỹ cùng gia đình.