Báu vật truyền quốc Champa lấy từ tháp Bánh Ít ở Bình Định

Theo tài liệu của Viện Viễn đông Bác cổ và Bảo tàng Nghệ thuật cổ Châu Á - Guimet thì tại Bảo tàng Guimet, thủ đô Paris (Pháp) đang trưng bày một bộ ngẫu tượng Linga - Yoni lấy từ tháp Bánh Ít ở tỉnh Bình Định của Việt Nam.

Báu vật truyền quốc Champa lấy từ tháp Bánh Ít ở Bình Định

Trong văn hóa Champa, Linga tượng trưng cho sinh thực khí của nam (dương), Yoni tượng trưng cho sinh thực khí của nữ (âm), chính là nguồn cội cho mọi sự sinh sôi, nảy nở trong vũ trụ.

Ở nhiều đền tháp Champa, cặp ngẫu tượng này còn được đồng nhất với thần Siva (1 trong 3 vị thần tối cao của Ấn Độ giáo mà Champa chịu ảnh hưởng) để trở thành vật thờ chính trong các ngôi tháp. Người Chăm tôn thờ cặp ngẫu tượng này với mong muốn cầu mong sự sinh sôi, phát triển; cuộc sống đủ đầy, no ấm.

Bau vat truyen quoc Champa lay tu thap Banh It o Binh Dinh

Bộ ngẫu tượng Linga - Yoni bằng kim loại quý lấy từ tháp Bánh Ít ở tỉnh Bình Định của Việt Nam hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Guimet, thủ đô Paris (Pháp).

Theo tài liệu của Viện Viễn đông Bác cổ và Bảo tàng Nghệ thuật cổ Châu Á - Guimet thì tại Bảo tàng Guimet, TP Paris (Pháp) đang trưng bày một bộ ngẫu tượng Linga - Yoni bằng kim loại quý lấy từ tháp Bánh Ít ở tỉnh Bình Định.

Phần đế được tạo tác dạng tròn, chân đế loe rộng và thóp dần về phía trên. Đế được chạm trổ nhiều tầng hoa văn. Lớp dưới cùng là hoa văn những cánh sen đứng xen kẽ, kết hợp với chấm tròn nổi; tiếp đến là hoa văn hình xoắn thừng nối tiếp; tiếp nữa là lớp cánh sen ngửa xếp chồng lớp; và phần trên cùng của đế tiếp giáp với bệ Yoni là lớp hoa văn trang trí hình những bầu vú tròn nối tiếp.

  • Bau vat truyen quoc Champa lay tu thap Banh It o Binh Dinh-Hinh-2

    Vùng đất thú dữ nhiều, hổ hoạn lại càng lắm, vua nhà Nguyễn ra chỉ dụ bắt cả làng đi đuổi nay là ở đâu?
  • Đây chính là lớp hoa văn chuyển tiếp và cũng là bệ đỡ cho sự xuất hiện của hình tượng Yoni và Linga ở ngay phía trên.

    Phần Yoni là một bệ tròn lõm, có trổ một đường rãnh thò ra phía ngoài. Mặt ngoài xung quanh bệ tròn của Yoni trang trí hoa văn xoắn thừng nối tiếp.

    Phần Linga được tạc chính giữa của bệ Yoni và hướng lên phía trên. Linga gồm hai phần, phần dưới là trụ hình bát giác, phần trên là hình tượng Jata Linga có dáng hình trụ tròn, phần lớn bề mặt để trơn; một góc trên thân chạm trổ hoa văn hình búi tóc 7 tầng, dạng khối tròn giật cấp; hai bên tỏa ra các sợi uốn cong chúc xuống.

    Búi tóc dạng này gọi là Jata - một kiểu búi tóc tiêu biểu của thần Siva. Đầu Jata Linga được bọc lớp đồng màu vàng óng làm điểm nhấn cho một biểu tượng chủ đạo trong toàn bộ khối điêu khắc Linga - Yoni.

    Có thể thấy rằng vùng đất Bình Định ngày nay - kinh đô 5 thế kỷ của người Champa xưa, ẩn chứa rất nhiều di sản quý giá mà chưa khám phá hết. Qua đó phần nào còn phản ánh sự thịnh vượng một thời của vương quốc Cham pa trên mảnh đất Bình Định xưa kia.

    Lý giải thú vị: Người “cầm vía” lễ Mật là ai?

    (Kiến Thức) - "Lễ Mật" là tên gọi mỹ miều của lễ hội phồn thực "linh tinh tình phộc" độc đáo nhất TG diễn ra ở Phú Thọ vào một đêm duy nhất tháng Giêng.

    Lý giải thú vị: Người “cầm vía” lễ Mật là ai?
    Thường, người ta chỉ nhìn đôi trai gái cầm sinh thực khí đâm vào nhau, ít ai để ý đến người "cầm vía" cho lễ Mật (diễn ra tại đình Trò xóm Trám thuộc xã Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ) thành công. Vậy, người "cầm vía" lễ Mật là ai? Phải như thế nào và quan trọng hơn, họ nắm giữ bí quyết, thần chú gì ở vùng đất có thế "ngưu miên"?
    Linh tinh thời cổ

    Lạ lùng lễ hội rước “của quý” khủng nhất Việt Nam

    “Của quý” được làm từ gỗ nghiến dài khoảng 1 mét, nặng 80kg được rước trong lễ hội Ná Nhèm (Bắc Sơn, Lạng Sơn).

    Lạ lùng lễ hội rước “của quý” khủng nhất Việt Nam
    La lung le hoi ruoc “cua quy” khung nhat Viet Nam
    Từ 6 giờ sáng nay (22/2), các vị bô lão cùng dân làng đã có mặt tại đình làng Mỏ (Trấn Yến, Bắc Sơn, Lạng Sơn) trảy hội Ná Nhèm. 

    Vì sao nhiều lễ hội Việt thích diễn trò về “chuyện ấy”?

    (Kiến Thức) - Người Việt mỗi năm có hàng ngàn lễ hội dân gian và trong nhiều lễ hội thường có các trò diễn gợi nhớ về hình ảnh sinh thực khí và “chuyện ấy”.

    Vì sao nhiều lễ hội Việt thích diễn trò về “chuyện ấy”?
    Mời độc giả xem video tại đây (Nguồn: VTC)

    Tin mới