Báu vật vạc đồng đỉnh cao thời chúa Nguyễn

Cố đô Huế (Thừa Thiên-Huế) hiện còn lưu giữ 11 chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn trong khoảng thời gian từ năm 1631-1684. Đây là những báu vật quý giá cho thấy trình độ đúc đồng cũng như mỹ thuật đỉnh cao của người xưa.

Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen
Theo tư liệu để lại, từ năm 1631- 1684, chúa Nguyễn Phúc Chu và chúa Nguyễn Phúc Tần đã cho đúc 11 chiếc vạc đồng. Trong 11 chiếc vạc đồng thời chúa Nguyễn này có 7 chiếc đặt tại hoàng cung, 3 chiếc đặt tại Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình Huế, một chiếc đặt tại Lăng Đồng Khánh. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-2
Tất cả những chiếc vạc đồng có kích thước to lớn, từ vài trăm đến vài ngàn cân. Theo nhiều tài liệu, Croix, một người Bồ Đào Nha cùng những người thợ thủ công khéo tay đảm trách việc đúc vạc. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-3
Croix đến Huế vào nửa đầu thế kỷ XVII, sống tại Phường Đúc (khu vực đối diện phía thượng nguồn chùa Thiên Mụ), lấy vợ người Việt và được xem là người sáng lập ra ngành đúc đồng nổi tiếng của vùng đất này. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-4
Trong vòng 25 năm, chúa Nguyễn Phúc Tần đã lệnh cho ông đúc rất nhiều vạc đồng và vũ khí. Mục đích của chúa Nguyễn khi cho đúc những chiếc vạc đồng này là để biểu dương uy quyền và sự bền vững của triều đại, đánh dấu những chiến thắng với quân Trịnh trong công cuộc mở mang lãnh thổ về phía nam. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-5
 Trong số 11 chiếc vạc đồng đáng chú ý nhất là hai chiếc vạc đặt tại sân điện Cần Chánh. Đây là những chiếc vạc to nhất, nặng nhất và được trang trí đẹp hơn cả. Phần trang trí chính của vạc được chia thành 60 ô hộc chữ nhật bằng nhau ngăn cách bởi các nhóm vạch thẳng đứng. Mỗi ô đều có hoa văn riêng, bao gồm tinh tú, hoa lá, chim thú chạm khắc một cách công phu.
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-6
 Ngoài ra, trong số vạc này, ngoài chiếc đúc vào năm 1659, 10 chiếc làm sau có kiểu dáng tương tự nhau và gồm loại 4 quai (6 chiếc và loại có 8 quai (4 chiếc).
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-7
Quai của loại vạc 4 quai cao vượt miệng, xoắn hình dây thừng. Phần thân vạc chia thành nhiều ô, được trang trí khác nhau hoàn toàn, tuy nhiên vạc nào là cặp thì trang trí hoàn toàn giống nhau. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-8
Loại vạc 8 quai có đặc điểm là 8 quai cao không quá miệng vạc. Các chiếc quai kiểu này đều tạo hình đầu rồng có cổ vươn ra từ thân vạc, trông khá sinh động. Phần thân vạc không chia thành lớp hay ô hình học để trang trí như loại vạc 4 quai mà chỉ trang trí phần trên, phía gần quai vạc. 
Bau vat vac dong dinh cao thoi chua Nguyen-Hinh-9
 Ngoài 11 vạc này, Cố đô Huế còn có thêm vạc đồng thời nhà Minh Mạng niên đại 1825-1828, được đặt tại điện Hòa Khiêm, Lăng Tự Đức. Bốn chiếc được đặt đối xứng với nhau, lấy trục đối xứng là đường Thần đạo của phần tẩm điện và gần như lấy điểm đối xứng là vị trí đặt chiếc đỉnh đồng đốt vàng mã hình chữ nhật đặt gần như ở chính giữa sân. (Ảnh Lăng Tự Đức)

Mời độc giả xem video:Bắc Kạn: Bé gái 5 tuổi bị bác họ dùng dao sát hại. Nguồn: THDT.


Bảo ấn gắn với sự khai sinh triều Nguyễn có số phận kỳ lạ như thế nào?

(VietnamDaily) - Theo chính sử nhà Nguyễn, chiếc bảo ấn bằng vàng này đã "mất rồi lại tìm thấy nhiều lần" trong 20 năm chinh chiến của chúa Nguyễn Ánh - Gia Long...

Bao an gan voi su khai sinh trieu Nguyen co so phan ky la nhu the nao?
 Được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia, ấn "Đại Việt Quốc Nguyễn Chúa vĩnh trấn chi bảo" được đúc bằng vàng khối, có quai hình con lân, là báu vật truyền ngôi của các vua nhà Nguyễn. Hiện vật này có số phận lịch sử khá ly kỳ, được ghi lại qua chính sử nhà Nguyễn.

Biết gì về vật chứng hé lộ đời tư của Tả quân Lê Văn Duyệt?

Có thể nói, tấm bia công đức của phu nhân Tả quân Lê Văn Duyệt vừa là di vật hiếm có về gia đình người đứng đầu Sài Gòn – Gia Định xưa, vừa là chứng tích quý giá về một công trình đã mất ở Chợ Lớn.

Biet gi ve vat chung he lo doi tu cua Ta quan Le Van Duyet?
 Tại một góc nhỏ ít người để ý ở hành lang tầng một của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, có một hiện vật lý thú liên quan đến Tả quân Lê Văn Duyệt – nhân vật lịch sử lỗi lạc của mảnh đất Sài Gòn – Gia Định xưa.