Bé 5 tuổi cấp cứu ngộ độc cây kim tiền: Cảnh báo bố mẹ thận trọng

(Kiến Thức) - Gần đây, người dùng mạng xã hội chia sẻ về trường hợp bé 5 tuổi ngộ độc cây kim tiền trong lúc chơi. Đây không phải lần đầu tiên có trẻ em ngộ độc vì cắn phải lá cây cảnh này.

Mạng xã hội đang xôn xao về trường hợp một em bé 70 tháng tuổi bị ngộ độc cây kim tiền, sau khi được khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện đa khoa huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình điều trị đã bình phục và được xuất viện.
Nội dung câu chuyện được chia sẻ: "Cháu nhỏ đang chơi tự nhiên khóc kêu la đau họng, không nói được chỉ khóc rồi khạc liên tục. Người nhà đang hoảng hốt thì nhìn thấy chiếc lá cây Kim tiền có vết cắn vứt dưới đất. Sau đó đưa đi bệnh viện, người cháu bé lúc này run toàn thân, vùng da mặt bên dưới mắt bị xuất huyết dưới da. May cháu mới cắn chứ nuốt thì rất nguy".
Be 5 tuoi cap cuu ngo doc cay kim tien: Canh bao bo me than trong
Do cắn lá kim tiền trong lúc đùa nghịch, bé 5 tuổi đã phải nhập viện vì ngộ độc. Ảnh: FB. 

Đây không phải lần đầu tiên trẻ em ngộ độc vì cắn phải lá cây kim tiền. Năm ngoái, một bé 15 tháng tuổi cũng đã phải nhập viện vì sưng mồm, rát họng sau khi bỏ lá cây kim tiền bỏ vào miệng.

Cây kim tiền là loại cây cảnh khá phổ biến, được nhiều người dùng làm cây cảnh trong nhà không chỉ bởi cái tên gợi cảm giác sung túc mà còn bởi loại cây này rất khỏe, ưa sống trong nhà và có khả năng làm sạch không khí rất tốt.

Thế nhưng, người dân cần hết sức cảnh giác, nhất là với những gia đình có trẻ nhỏ. Bởi nhựa trong thân và lá cây kim tiền rất nguy hiểm nếu nuốt phải sẽ gây ngộ độc.

Theo PGS.TS. Trần Hồng Côn – Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên (ĐHQGHN), trong cuống và lá cây kim tiền chứa tinh thể canxi oxalat. Chất này có tác dụng thanh lọc, hút độc nhưng lại nguy hiểm với con người.

Be 5 tuoi cap cuu ngo doc cay kim tien: Canh bao bo me than trong-Hinh-2
Thân và lá cây kim tiền có chất canxi oxalat gây ngộ độc. 
Vào năm 2015, các nhà khoa học thuộc ĐH Bergen (Na Uy) đã thí nghiệm độc tính của cây kim tiền (tên khoa học là Z. zamiifolia). Theo đó, các chuyên gia thử nghiệm chất chiết suất từ Z. zamiifolia trên tôm với liều lượng 1mg/ml cho thấy chúng bị chết.
Trong thân lá cây kim tiền có chứa nhiều tinh thể canxi oxalat. Chất này sẽ gây kích thích các phần da mỏng, nhạy cảm như niêm mạc môi, lưỡi, màng nhầy trong họng...Với liều lượng lớn, chất canxi oxalat sẽ gây nên trạng thái nôn nao khó chịu, có thể dẫn tới khó thở và nặng hơn có thể dẫn tới co giật, hôn mê.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu chẳng may trẻ con trong nhà cắn hoặc nuốt phải lá cây có độc, cha mẹ nên cho trẻ súc miệng để loại bỏ độc tố ngay lập tức. Nếu nhựa dính vào da hoặc mắt, bạn cần rửa sạch bằng nước. Sau đó, hãy lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để xử lý và điều trị kịp thời.
Nếu gia đình có trồng cây kim tiền trong nhà nên lưu ý trẻ nhỏ không được chạm vào hay ăn lá cây này. Tốt nhất nên có biện pháp phòng ngừa như để cây ngoài tầm với của trẻ nhỏ hoặc chờ tới khi trẻ nhỏ lớn đủ nhận thức để không ăn những thứ nguy cơ ngộ độc này.

Cứu nam thanh niên ngộ độc thuốc gây tê khi mổ bóc u bã đậu

Ngày 6/12, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết vừa cấp cứu thành công cho bệnh nhân bị ngộ độc thuốc gây tê (Lidocain) do mổ bóc u bã đậu.

Cuu nam thanh nien ngo doc thuoc gay te khi mo boc u ba dau
 Bệnh nhân được theo dõi tại Khoa ICU – BV Hoàn Mỹ Đà Nẵng (ảnh BV)
Trước đó, ngày 4/12, anh Lê Văn N. (SN 1987, quê Quảng Bình) được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ trong tình trạng choáng, vã mồ hôi, lơ mơ, tụt huyết áp, nhịp tim rối loạn.

Bệnh nhân suy đa tạng sau ăn mía, vứt bỏ ngay nếu có dấu hiệu này

Chỉ vì ăn mía có lõi đỏ, người phụ nữ 51 tuổi bị ngộ độc dẫn đến suy đa tạng. Bác sĩ nhắc nhở, nếu thấy mía có hiện tượng lõi đỏ, hoặc chuyển sang màu đen nên vứt bỏ ngay lập tức.

Ngày 6/2, tại Khoa cấp cứu của Bệnh viện Minh Châu thuộc Đại học Chiết Giang, Trung Quốc vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm. Bác sĩ Triệu Chí Cường cho biết: “Khi mới đến bệnh viện, bệnh nhân đã xuất hiện tình trạng phổi bị sưng, độ bão hòa oxy trong máu giảm, suy hô hấp, dấu hiệu sinh tồn không ổn định”.

Tin mới