Bé 6 tháng tuổi bỏng thực quản vì uống nhầm thuốc trị mụn cóc

Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM cho biết, đã tiếp nhận cấp cứu một bé trai bị bỏng thực quản vì uống nhầm thuốc chứa axit.

Bệnh nhi là Đ.M.K (6 tháng tuổi, ngụ tại Tây Ninh), nhập viện vào ngày 26/9. Khai thác bệnh sử ghi nhận, người nhà cho bé uống lọ thuốc trị mụn cóc vì nhầm tưởng đó là ống men vi sinh (trị rối loạn tiêu hoá). Sau khi uống, bé nôn ói và khó thở, được khám tại bệnh viện địa phương rồi chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.
Be 6 thang tuoi bong thuc quan vi uong nham thuoc tri mun coc
 Người nhà nhầm tưởng thuốc trị mụn cóc với ống men vi sinh. Ảnh BVCC
Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, sau khi hội chẩn các chuyên khoa liên quan, BS.CK1 Lý Phạm Hoàng Vinh - Khoa Tai Mũi Họng đã nhanh chóng tiến hành soi đường thở và soi thực quản cấp cứu cho bé. Kết quả soi cho thấy vùng họng sung huyết, lở loét; thanh quản của bé phù nề gây khó thở và thực quản bị bỏng độ II, phải đặt ống sonde dạ dày.
Bác sĩ cho biết, bé sẽ không thể ăn qua miệng mà phải uống sữa và chất lỏng qua sonde trong thời gian dài, cũng như phải tái khám soi nong thực quản định kì nếu bị biến chứng hẹp thực quản.
Thuốc trị mụn cóc có thành phần chính là các loại axit, chỉ được sử dụng ngoài da. Khi uống vào sẽ gây hoại tử các lớp niêm mạc và cơ của thực quản, có thể gây biến chứng hẹp thực quản, nặng hơn là thủng thực quản, sốc …
Mỗi năm Bệnh viện Nhi đồng 1 cấp cứu từ 15 - 20 trường hợp trẻ em bị bỏng thực quản do uống nhầm axit hoặc kiềm, để lại di chứng kéo dài và chi phí điều trị cũng khá cao. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi lưu trữ các loại dung dịch này, không để lẫn lộn và nên để các loại hóa chất ngoài tầm tay của trẻ em.
Nếu trẻ lỡ uống nhầm thì người nhà nên đưa ngay đến bệnh viện để điều trị cấp cứu kịp thời, hạn chế di chứng cho trẻ.
Thuốc, hóa chất gia dụng là các yếu tố hay gây ngộ độc cho trẻ. Do vậy, để tránh nguy cơ ngộ độc thuốc, hóa chất, cha mẹ cần chú ý:
- Để thuốc, hóa chất độc hại tránh xa tầm tay của trẻ, tốt nhất nên cất ở những nơi kín đáo, trẻ ít có cơ hội tiếp xúc. Nếu cẩn thận hơn, có thể để trong hộp có khóa để trẻ không mở lấy ra được.
- Không đựng hóa chất trong vỏ chai đựng nước uống, các chai lọ có màu sắc bắt mắt thu hút sự chú ý của trẻ, tránh nhầm lẫn.
- Không để chung thuốc uống với thuốc khử khuẩn hay các loại chai lọ hóa chất khác.
- Không tự ý mua thuốc hay cho con uống các loại thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phải dùng thuốc theo đúng đơn và đúng liều lượng của bác sĩ cho mỗi lần khám.
- Thuốc nên được bảo quản trong lọ kín, có nhãn ghi tên thuốc, hạn sử dụng rõ ràng. Định kỳ làm vệ sinh tủ thuốc gia đình, vứt bỏ thuốc quá hạn dùng, thuốc bị hỏng.
- Các bé ở độ tuổi nhà trẻ, mẫu giáo cần có người lớn hoặc các anh chị lớn theo dõi và chăm sóc khi vui chơi. Không để trẻ tự chơi một mình, tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra.
- Với những trẻ lớn hơn, cha mẹ cần dạy trẻ về những loại hóa chất độc hại và cách nhận diện, phân biệt với các loại đồ ăn có hình dáng tương tự.

Bố mẹ không chú ý, con trai cháy đen dạ dày

Bố mẹ không để ý, bé trai 1 tuổi mở chai nước tẩy rồi uống. Kết quả bỏng thực quản, dạ dày cháy đen, hoại tử cấp độ 4.

Sự việc hy hữu xảy ra ở thành phố Cao Hùng, Đài Loan. Trong lúc bố mẹ mải mê việc riêng, không để ý đến, bé trai 1 tuổi nghịch ngợm đã mở chai nước tẩy rửa và uống.

Điều trị ung thư thực quản bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn

Một bệnh nhân được chẩn đoán ung thư thực quản vừa được các bác sĩ khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương điều trị thành công bằng phẫu thuật nội soi hoàn toàn.

TS.BS Lê Huy Lưu - Phụ trách Điều hành Khoa Ngoại Tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TPHCM) cho biết, nam bệnh nhân (54 tuổi) được chẩn đoán ung thư ở 1/3 giữa thực quản, giai đoạn 2 đã được phẫu thuật nội soi hoàn toàn đường ngực bụng cắt thực quản, tạo hình ống dạ dày, nạo vét hạch 3 vùng.

Ngoài các vết đặt trocar (để đưa dụng cụ nội soi) kích thước 5 - 10mm, bệnh nhân không cần rạch bất cứ vết mổ nào trên thành ngực và thành bụng.

Tin mới