Bé 7 tháng bị "tiêm nhầm" đã ổn định sức khỏe

(Kiến Thức) - Em bé 7 tháng tuổi bị tiêm nhầm thuốc dạng phun sương vào cơ thể ngày 30/7 tại Cần Thơ hiện đã ổn định và có thể bú mẹ bình thường

Thông tin mới nhất liên quan đến việc điều dưỡng của Bệnh viện Phụ sản quốc tế Phương Châu tiêm nhầm thuốc ventolin dạng khí dung cho cháu bé 7 tháng tuổi đang điều trị tại bệnh viện này, đến thời điểm hiện tại, sức khỏe của em bé đã ổn định, bé đã bú mẹ bình thường. 

Điều dưỡng tiêm nhầm thuốc đã bị tạm đình chỉ đợi hình thức xử lý.

Trả lời trên báo chí, ông Trần Viết Hào, Phó giám đốc BV Phụ sản quốc tế Phương Châu cho biết: Cháu Nguyễn Huỳnh Phúc An nhập viện ngày 25/7 để điều trị viêm phổi và nhiễm trùng đường tiêu hóa theo phác đồ là tiêm kháng sinh. Trong quá trình điều trị, cháu An có biểu hiện sốt, ho nhiều, tiêu chảy và kết quả cấy phân phát hiện tụ cầu vàng.

 

Đến ngày 30/7, sau khi hội chuẩn các bác sĩ đã đổi thuốc dùng Tienam và Vancomycin chảy chậm truyền qua máy vào cơ thể cháu An từ 30 phút đến 1 giờ.

Song song với việc điều trị viêm phổi, cháu An được dùng thuốc Ventolin dưới dạng phun sương. Đến 10h30 ngày 31/7, người nhà cháu An hết thuốc để phun sương nên báo với bệnh viện.

Ngay sau đó điều dưỡng của bệnh viện đã mang theo ống kim tiêm chứa thuốc Ventolin tới nhưng vì bệnh nhân ra ngoài đi vệ sinh, điều dưỡng đã để ống thuốc lại bàn và sang phòng bệnh khác.

Sau đó, khi máy truyền báo hết thuốc, điều dưỡng Trần Thị Kim Anh vào và thấy kim tiêm chứa thuốc tưởng là nước cất nên đã bơm vào máy truyền để đẩy hết thuốc Tienam và Vancomycin còn sót trong máy truyền vào cơ thể bé An.

Ngay sau đó bé An có biểu hiện quấy khóc, da nổi ban tím. Bệnh viện đã kiểm tra và đưa bé An sang cấp cứu ở Bệnh viện nhi đồng TP. Cần Thơ. Hiện tại sức khỏe cháu bé đã ổn định. Bệnh viện cũng tạm ngưng mọi hoạt động của điều dưỡng tiêm nhầm thuốc cho các bé để điều tra làm rõ sự việc.

Báo điện tử Kiến Thức sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.

Thông tin về thuốc Ventolin
Theo thông tin từ Cục quản lý dược: Thuốc Ventolin được dùng trong thăm dò chức năng hô hấp. Ðiều trị cơn hen, ngăn cơn co thắt phế quản do gắng sức. Ðiều trị tắc nghẽn đường dẫn khí hồi phục được. Ðiều trị cơn hen nặng, cơn hen ác tính. Viêm phế quản mạn tính, giãn phế nang. 

Thuốc này có nhiều dạng: xirô, dạng xịt, thuốc uống... Loại Ventolin mà điều dưỡng tiêm nhầm vào máy truyền cho bé An là dạng khí dung được sử dụng với máy khí dung theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ventolin dạng khí dung cũng được khuyến cáo là chỉ dùng với một máy xông (respirator) hay máy khí dung (nebulizer) dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ.  
Thuốc bị cấm dùng cho đường tiêm hoặc uống. 

Khi dùng liều quá cao có thể gây ra tác dụng ngoại ý, do đó chỉ nên tăng liều hoặc tăng tần suất sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc thường là: Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh, run đầu ngón tay. Hiếm gặp: co thắt phế quản, khô miệng, họng bị kích thích, hạ kali huyết, chuột rút, dễ bị kích thích nhức đầu. Phù nổi mề đay, hạ huyết áp, trụy mạch.

Chồng hết hồn vì cặp mắt không lông mi của vợ

Với cặp mi đã được nhuộm màu, chị tự tin sẽ tạo ra vô khối bất ngờ cho chồng con, đồng nghiệp. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, chị đã hốt hoảng khi bị chồng phát hiện đám lông mi của chị chỉ còn lưa thưa vài sợi.

Mặc dù đã đứng tuổi, con cái cũng đã trưởng thành song chị Nguyễn Thị Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn rất thích làm đẹp để tìm kiếm lại quá khứ huy hoàng ngày còn son trẻ.

Nghe mấy cô gái trẻ tuổi ở cơ quan bàn tán về dịch vụ nhuộm mi đang rất "nóng”, chị Hòa cẩn thận về nhà tra cứu thông tin, đồng thời tìm được một cơ sở quảng cáo rầm rộ về dịch vụ này.

Với cặp mi đã được nhuộm màu, chị tự tin sẽ tạo ra vô khối bất ngờ cho chồng con, đồng nghiệp. Thế nhưng niềm vui chưa được bao lâu, chị đã hốt hoảng khi bị chồng phát hiện đám lông mi của chị chỉ còn lưa thưa vài sợi.

Nhuộm mi để trẻ hóa

Ngày còn trẻ, chị Hòa nổi tiếng là xinh đẹp, sành điệu. Mặc dù làm văn phòng, lương lậu chẳng mấy song tiền để phục vụ cho các nhu cầu làm đẹp thì chị chi không tiếc tay.

Nhờ gia đình có điều kiện nên chị luôn là người dẫn đầu những xu hướng mới, thậm chí nhiều người ghen tị vì con mắt thẩm mỹ và độ chịu chơi của chị.

Rồi chị lấy chồng. Anh không đẹp trai nhưng giỏi làm ăn và nhiều tiền. Lấy chồng giàu, bố mẹ đẻ cũng giàu nên cuộc sống vốn chẳng phải lo nghĩ gì nhiều.

Chị sinh 2 đứa con nhàn tênh bởi đã có ông bà nội ngoại hai bên lo hết. Nhờ biết cách chăm sóc sắc đẹp bản thân nên dù đã có tuổi và qua hai lần sinh hạ nhưng chị vẫn giữ được nét đẹp duyên dáng, mặn mà.
Với cặp mi đã được nhuộm màu, chị tự tin sẽ tạo ra vô khối bất ngờ  cho chồng con, không ngờ "phản tác dụng". (Hình minh họa)
Với cặp mi đã được nhuộm màu, chị tự tin sẽ tạo ra vô khối bất ngờ cho chồng con, không ngờ "phản tác dụng". Hình minh họa.

So với những bạn bè cùng lứa tuổi, trông chị lúc nào cũng trẻ trung, gọn gàng và sang hơn hẳn. Thế nhưng nỗi ám ảnh “cái tuổi nó đuổi xuân đi" luôn thường trực trong chị. Cộng với tinh thần làm đẹp cao ngút từ ngày còn trẻ, chị bắt đầu lo sợ nhiều hơn và cũng chăm tìm đến các dịch vụ làm đẹp nhiều hơn.

Hễ nghe thấy một dịch vụ nào mới có thể giúp con người trẻ lâu là chị quẳng tiền ra để thử nghiệm. Từ các dịch vụ bình dân cho đến các dịch vụ cao cấp có giá hàng chục triệu đồng chị đều đã kinh qua nhưng vẫn chưa hề thỏa mãn về nhan sắc bản thân.

Một lần đến công ty, chị vô tình nghe mấy cô nhân viên trẻ ngồi "tán" về một dịch vụ mới đang được nhiều người tìm kiếm là nhuộm lông mi. Như tìm ra cứu cánh cho cặp mắt còn chưa ưng ý của mình, sau giờ làm buổi chiều, chị lên mạng tìm kiếm thông tin về phương pháp này.

Với những lời quảng cáo: nhuộm mi rất an toàn, màu nhuộm được nhập từ nước ngoài, màu nhuộm sẽ nhìn rõ nhất dưới ánh đèn hoặc dưới nắng làm cho cặp mắt trở nên quyến rũ, tươi trẻ hơn..., chị Hòa có cảm giác mình đang bị thôi miên.

Chị còn tìm hiểu thêm được rằng có 4 loại màu nhuộm phổ thông nhất cũng như tác dụng của từng loại màu. Màu đen thường cho cảm giác mi dày hơn, mắt sâu hơn. Với những người đã trên 40 tuổi như chị thì nên pha chút nâu hạt dẻ vào.

Màu nâu hạt dẻ thì thích hợp với những người có mái tóc nhuộm nâu, hoặc lông mày nhạt màu. Người có con ngươi nâu cũng có thể chọn mi màu nâu để mặt trông ‘Tây” hơn. Màu xanh tím than thường được tuổi teen ưa chuộng hơn đề sở hữu cặp mắt trẻ trung, tinh nghịch. Màu xám nhạt giúp đôi mắt bạn trong vắt như thủy tinh, tuy nhiên chỉ thích hợp với những đôi mi dày...

Sau một hồi tìm hiểu và cân nhắc, chị Hòa quyết định lấy sổ ghi những địa chỉ mà chị cho là có vẻ nổi bật và ổn nhất. Gõ cửa một trung tâm làm đẹp, những lời nói ngọt ngào của các nhân viên tư vấn khi khen chị trẻ hơn nhiều so với tuổi, nếu sở hữu thêm một cặp lông mi nhuộm thì chắc chắn còn tuyệt hơn càng khiến chị tự tin với quyết định của mình.

Những nhân viên đưa ra cho chị nhiều sự lựa chọn: nhuộm mi hoặc gẩy line cho lông mi (chỉ nhuộm màu một vài sợi lông mi để tạo điểm nhấn).

Họ còn luôn miệng tư vấn rằng chỉ cần thay đổi màu sắc của lông mi đôi chút cũng đủ khiến các đường nét trên khuôn mặt thêm phần nổi bật, đến nỗi chồng con của chị rồi sẽ đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Nghe thế, lòng chị Hòa càng thêm phần hồ hởi.

Vì xác định bản thân cũng không còn trẻ trung nên chị Hòa quyết định nhuộm toàn bộ chứ không gẩy line. Màu mà chị chọn là màu hạt dẻ. Để tóc và lông mi không “lệch tông”, chị còn cải tạo cả bộ tóc màu vàng của mình sang tông hạt dẻ cho trầm hơn.

Sau màn tư vấn, thăm hỏi, chị được các nhân viên của trung tâm trực tiếp thể hiện tay nghề. Đầu tiên, họ giúp chị tẩy trang lớp trang điểm trên bề mặt da, liền đó là thoa gel quanh mi mắt để bảo vệ da và chống lem bởi thuốc nhuộm rồi đặt miếng giấy bảo vệ mi mắt. Sau khi các công đoạn chuẩn bị này được hoàn tất, họ bắt đầu lấy màu chị Hòa đã chọn và tiến hành pha thuốc nhuộm.

Vì được nhân viên tại đây quảng bá thuốc nhuộm mi là loại thuốc đặc biệt, có tính chất và công dụng hoàn toàn khác thuốc nhuộm tóc, lại được nhập từ nước ngoài về nên chị Hòa khá yên tâm và không để ý lắm đến nhãn hiệu sản phẩm.

Sau khi lông mi được chải thuốc nhuộm, khoảng 30 phút sau, họ tháo miếng giấy bảo vệ ra rồi lau hết những chỗ lem quanh mắt chị. Chỉ mất có vài trăm nghìn đã có được màu mi như ý, chị Hòa vô cùng hài lòng. Nhờ có ánh đèn ở trung tâm, trông cặp mắt của chị rõ ràng đẹp và sinh động hơn hẳn lúc trước.

Trước khi ra về, chị Hòa còn được dặn dò rất kỹ phải 3 tiếng sau mới được rửa mặt, đặc biệt là phải rửa vùng mi mắt rất nhẹ nhàng để tránh màu bị trôi.

Cái giá của cặp mi đẹp

Mặc dù rất muốn khoe với chồng con ngay lập tức chiến tích của mình song chị Hòa cố kìm nén đợi vài ba hôm, cho màu lên đều rồi mới nói. Vì thay đổi của chị Hòa quá nhỏ nên mọi thành viên trong gia đình đều không ai để ý tới.

Đến hôm thứ ba, mặc dù chị đã làm theo đúng lời dặn của nhân viên trung tâm kia song mắt chị bắt đầu có những dấu hiệu bất thường. Mắt bắt đầu ngứa ngáy, sưng đỏ. Lúc đầu chỉ là hơi ngứa, hơi đỏ nhưng chỉ hôm trước hôm sau, sự ngứa ngáy đã tăng lên gấp bội, bọng mắt sưng mọng.

Nguy hiểm hơn, mỗi lần rửa mặt, dù đã chạm rất nhẹ đến vùng mắt nhưng ngày nào cũng có sợi lông mi rụng, bám vào khăn mặt. Chồng con hỏi thăm, chị ngại ngùng chỉ dám nói là đang có dịch đau mắt đỏ nên chắc bản thân bị lây của mấy đồng nghiệp.
 

Chị còn nói dối cả nhà là đã đi khám cẩn thận, được bác sĩ kê đơn và đang trong quá trình điều trị. Để tránh lây nhiễm, mọi thành viên trong gia đình không được nhìn thẳng vào mắt chị trong thời điểm nhạy cảm này.

Hễ đi ra ngoài đường, chị đều phải đeo kính để che đậy đi cặp mắt “chẳng giống ai” của mình. Từ một phụ nữ hiện đại, tự tin, giờ đi đâu chị cũng lấm la lấm lét vì sợ ai đó cố tình soi mói vào điểm xấu trên mắt.

Chị cũng đã đến trung tâm thẩm mỹ để hỏi rõ ngọn ngành, họ chỉ trả lời qua quýt rằng đấy là do mắt chị quá nhạy cảm, khi tiếp xúc với thuốc nhuộm nên mới có tác dụng phụ, chỉ cần chị để vài ngày là mắt sẽ hết sưng, lông mi sẽ lên màu tuyệt đẹp.

Có nhân viên còn đùa cợt với chị rằng bây giờ làm đẹp bộ phận gì mà chẳng phải chịu đau trong thời gian đầu, phải biết kiên trì chịu đựng thì mới được như mong muốn.

Cũng đã có lúc nghĩ đến việc tới bệnh viện mắt nhưng cái ý nghĩ về cặp lông mi đẹp tự nhiên mà không mất công chải mascara, chải phấn mắt, màu đẹp tự nhiên, rửa mặt hàng ngày không bị lem... lại lượn lờ trong đầu. Vì mục tiêu cho cặp mắt quyến rũ, đẹp hoàn hảo, chị Hòa chịu đau để chờ đợi.

Rồi trong một bữa ăn sáng, chồng chị ngước nhìn chị rồi hoảng hốt nói lớn: “Mắt em bị sao thế kia? Đau mắt gì mà lông mi cũng trụi hết?”. Đang nhai dở miếng bánh, cơ thể chị Hòa bỗng như bị “đơ”. Chị hốt hoảng chạy vào soi gương rồi bỏ bữa sáng, lên phòng ngồi khóc. Đến lúc chồng lên an ủi, chị phải lấy hết can đảm để nói với chồng sự thật về chuyện đi nhuộm mi.

Kinh hoàng khi nghe lời thú nhận của vợ, anh nghỉ làm đưa chị đi bệnh viện khám. Đợi chờ ở viện cả buổi sáng, hai vợ chồng mới được gặp bác sĩ. Ngay khi vừa nhìn thấy cặp mắt sưng đỏ mọng và hàng lông mi giờ chỉ còn lưa thưa vài cái của chị Hòa, bác sĩ gần như đã hiểu hết sự tình, hỏi: “Là do nhuộm mi phải không?”. Chị Hòa lí nhí gật đầu, như một đứa trẻ vừa phạm lỗi.

Sau khi khám tổng thể mắt chị, bác sĩ kết luận chị sử dụng hóa chất độc hại để nhuộm mi. Lông mi là nơi rất nhạy cảm và yếu nên khi bị những hóa chất này tác động vào thì rụng dần. Vùng da quanh mắt cũng bị thuốc nhuộm dính phải nên mới sưng tấy, đỏ mọng thế này.

Bác sĩ còn cảnh báo chị rằng lông mi là một bộ phận quan trọng của mắt, không chỉ giúp mắt trông đẹp hơn mà còn có tác dụng ngăn cản bụi. Đó cũng chính là bộ phận yếu ớt, đôi khi chỉ cần dụi nhẹ là đã có thể rụng ngay.

Nếu chị Hòa còn tiếp tục những việc làm tai hại này thì lông mi sẽ trụi hết, thậm chí nếu để thuốc nhuộm vô tình dính vào mắt còn gây ra dị ứng, đau mắt đỏ, giảm thị lực, thậm chí mù vĩnh viễn. Nghe xong những lời của bác sĩ, chị Hòa mới như sực tỉnh. Chị không ngờ việc làm của mình lại có thể sẽ gây ra một kết thúc nguy hiểm đến thế.

Chị quay sang nhìn chồng, nước mắt lưng tròng: “Nhìn mắt em bị thế này anh có thấy sợ không?”. Anh ôm chị vào lòng, dỗ dành: "Em khóc thế này là lại làm hại mắt đấy. Em lúc nào cũng là đẹp nhất trong mắt anh và các con”. Rụng lông mi, mắt thì toét nhoèn, nước mắt chị vẫn rơi nhưng đó là nước mắt hạnh phúc. Chị tự hứa với bản thân, từ giờ sẽ không liều như thế nữa.

(Nguồn: Hôn nhân & Pháp luật)
[links()]

Những bí mật về sức khỏe các đời tổng thống Mỹ

- Khi bệnh tình của Tổng thống Mỹ, vốn được coi là thông tin tuyệt mật, bị rò rỉ, chính phủ nước này vẫn cố gắng bảo mật thông tin thực sự bằng cách lái nó đi theo hướng khác.

Tránh mặt

Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, việc tìm kiếm sự ủng hộ đối với Hòa ước Versailles và thúc đẩy sự thành lập Hội Quốc Liên là tất cả những gì Tổng thống thứ 28 của Mỹ Woodrow Wilson quan tâm.

Bất chấp lời khuyên của các bác sĩ, ông Wilson bắt đầu chuyến công tác không ngừng nhằm tìm kiếm sự ủng hộ của người dân Mỹ trên khắp đất nước. Di chuyển liên tục và phát biểu 3 lần mỗi ngày, ông Wilson bắt đầu kiệt sức và thường xuyên than phiền về bệnh đau đầu, mất ngủ trong suốt chuyến đi.

Ngày 25/9/1919, sau bài phát biểu tại Pueblo (Colorado, Mỹ), Tổng thống bất tỉnh. Chuyến đi bị hủy bỏ, ông Wilson được đưa về Nhà Trắng. Cơn đột quỵ sau đó đã khiến ông không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của một Tổng thống. Tuy nhiên, chỉ có Đệ nhất phu nhân Edith Bolling Wilson, bác sĩ riêng Cary T. Grayson, thư ký riêng của Tổng thống và Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ biết được điều này. Không ai được quyền gặp ông.

Rõ ràng là việc giữ bí mật về sức khoẻ không ổn định của Tổng thống là điều không thể. Thay vì nói thật bệnh tình của Tổng thống, những người có liên quan đã thông báo với Nội các và báo chí rằng ông bị suy sụp thần kinh và cần được nghỉ ngơi.

Gần 6 tháng sau đột quỵ, Woodrow Wilson không tham dự bất cứ buổi họp Nội các nào. Tuy nhiên, ngay cả khi Wilson xuất hiện tại một cuộc họp vào tháng 4/1920 trong thể trạng suy nhược, hầu hết các thành viên Nội các vẫn không được biết sự thật về sức khoẻ của ông.

Tổng thống Wilson vẫn hoàn thành nhiệm kì thứ 2 của mình trước khi qua đời vào năm 1924. Các nhà sử học tin rằng, những quyết định quan trọng của Tổng thống thực tế là do bác sĩ, người phụ tá thân cận và vợ ông đưa ra.

Một trong những bức ảnh ngồi xe lăn hiếm hoi của Tổng thống Roosevelt.
Một trong những bức ảnh ngồi xe lăn hiếm hoi của Tổng thống Roosevelt.

Biến có thành không

Mặc dù bệnh bại liệt của Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt không phải là điều bí mật, Nhà Trắng vẫn hạn chế tới mức tối đa hình ảnh của một Tổng thống không hoàn toàn khoẻ mạnh.

Trong số những bức ảnh về ông Roosevelt từng được công bố, chỉ có 2 - 3 bức ảnh chụp ông ngồi trên xe lăn. Nhiều người Mỹ thậm chí còn không biết Tổng thống của mình bị liệt bởi tại Nhà Trắng, không ai được chụp những bức ảnh ông ngồi trên xe lăn hoặc cần có người giúp đỡ khi di chuyển, các phóng viên gần như đều chỉ chụp hình ông từ thắt lưng đổ lên.

Khi dùng bữa tối với khách, ông thường được đẩy tới phòng ăn trước khi mọi người tới và cũng là người đầu tiên ngồi vào ghế, còn chiếc xe lăn sẽ được đưa ra khỏi đó.

Những người gặp Tổng thống thứ 32 này trong giai đoạn tranh cử nhiệm kỳ thứ 4 năm 1944 đều sốc vì vẻ bề ngoài của ông. Bác sĩ chuyên khoa tim Howard G. Bruenn tại Bệnh viện Hải quân Bethesda chẩn đoán rằng ông bị bệnh tim cao huyết áp, viêm phế quản và suy tim, song phát ngôn viên của ông Roosevelt vẫn quả quyết với họ rằng không có điều gì phải lo lắng. Chưa đầy 1 tháng trước cuộc bầu cử, bác sĩ riêng của Tổng thống Ross T. McIntire, mặc dù biết bệnh nhân của mình không thực sự khỏe mạnh, vẫn khẳng định rằng thể trạng của ông Roosevelt "hoàn toàn tốt".

Để tránh áp lực từ phía Washington, ông Roosevelt thường được đưa tới nghỉ ngơi tại một căn nhà được gọi là "Little White House" (Tạm dịch: Nhà Trắng thu nhỏ) tại Warm Springs, Georgia.

Biến nặng thành nhẹ

Trong khi đi nghỉ tại Denver (Colorado, Mỹ) tháng 9/1955, Tổng thống thứ 34 của Mỹ Dwight Eisenhower bất ngờ bị đau tim. Khác với nhiều người tiền nhiệm, ông chỉ đạo thư ký báo chí James Hagerty công khai tình trạng của mình.

Mặc dù vậy, những gì mà công chúng được biết thông qua truyền thông thời điểm đó lại nhẹ nhàng hơn nhiều. Đó là bởi bác sĩ Howard Snyder, bác sĩ riêng của Tổng thống, đã trì hoãn việc công bố về cơn đau tim này lâu nhất có thể, đồng thời yêu cầu thư ký riêng của Tổng thống trả lời tất cả mọi người rằng ông Eisenhower bị "rối loạn tiêu hóa".

Những vụ dàn dựng theo kiểu biến nặng thành nhẹ như thế này không phải hiếm gặp trong lịch sử nước Mỹ.

Tháng 3/1981, chưa đầy 3 tháng sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan bị tay súng John Hinckley Jr bắn vào ngực. Theo ông Jerrold M. Post, Giám đốc chương trình Tâm lí Chính trị tại Đại học George Washington (Mỹ), lúc này Tổng thống "bị liệt nặng", phổi bị thương khiến ông phải sử dụng bình xịt. Tuy nhiên, để trấn an dư luận, chỉ một tuần sau vụ ám sát, Tổng thống đã xuất hiện theo một cách đặc biệt: các đoạn tin tức phát đi đều chiếu hình ảnh ông này "vui vẻ vẫy tay từ cửa sổ phòng mình".
Lê My (Theo Healthmedialab, WebMD)

Ngộ độc do uống nhầm thuốc

- Ngày 5/9, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM, nhận trường hợp cháu Lê Ngọc Q.N. (6,5 tháng tuổi, trú tại Bình Chánh, TPHCM) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thở mệt.