Bê bối nước mắm có asen: Thông tin mới nhất về “số phận” VINASTAS

Bộ Nội vụ đang phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét và có thể sẽ tạm dừng hoạt động của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS).

Bê bối nước mắm có asen: Thông tin mới nhất về “số phận” VINASTAS
Thông tin trên được Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn chia sẻ tại Hội nghị cung cấp thông tin về công tác nhân quyền cho báo chí do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức ngày 26/10 tại Hà Nội.
Nói về việc VINASTAS công bố kết quả khảo sát nước mắm truyền thống có nhiễm asen, ông Tuấn nói việc công bố chất lượng sản phẩm thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước như Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương… đều có các cơ quan kiểm tra và công bố, kể cả về xuất xứ hàng hóa.
Be boi nuoc mam co asen: Thong tin moi nhat ve “so phan” VINASTAS
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: TTXVN) 
“VINASTAS công bố việc đó sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về phát ngôn của mình,” ông Tuấn nói.
Vị thứ trưởng này cũng cho hay, Bộ Nội vụ đang xem xét phối hợp với Bộ Công an điều tra, xử lý.
Trước đó, chiều 22/10, tại hành lang Quốc hội, Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết sẽ phối hợp với cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý vụ việc thông tin của VINASTAS, gây hoang mang dư luận.
Thượng tướng Tô Lâm khẳng định nếu có vi phạm trong việc cạnh tranh thương mại, thiếu minh bạch, tung tin gây dư luận xấu thì phải xử lý để duy trì môi trường kinh doanh lành mạnh. Nếu vi phạm hình sự thì xử lý hình sự, vi phạm hành chính thì xử lý hành chính.
Tới 24/10, Bộ trưởng Bộ Công thương đã chỉ đạo Cục Quản lý cạnh tranh thành lập Đoàn liên ngành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của VINASTAS.
Nội dung kiểm tra là làm rõ tính chất, cơ sở pháp lý tiến hành hoạt động khảo sát, công bố kết quả khảo sát của VINASTAS. Xác định mức độ vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành đối với hoạt động khảo sát và công bố kết quả khảo sát của VINASTAS (nếu có).
Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Cục Quản lý cạnh tranh phối hợp với các bộ, ngành liên quan tập trung, xác định rõ việc nhận tài trợ từ doanh nghiệp hoặc tổ chức kỹ thuật, khoa học của VINASTAS trong việc tiến hành các hoạt động khảo sát trong thời gian vừa qua…/.

Vụ “nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng” và trách nhiệm của báo chí

Một thông tin liên quan đến hàng chục triệu người mà được đưa một cách cẩu thả không kiểm soát, xin nói thẳng là cơ quan báo chí đó liệu có đáng được công chúng tin cậy?

Vụ “nước mắm chứa thạch tín vượt ngưỡng” và trách nhiệm của báo chí
Câu chuyện về "cuộc chiến nước mắm" đã và đang được dư luận cả nước chú ý theo dõi với những cung bậc cảm xúc khác nhau. Một điều dễ nhận thấy là trong "cuộc chiến" này, lĩnh vực truyền thông - báo chí có sự "đóng góp" rất lớn.

Chùm ảnh: Làng nước mắm 200 năm ở Phan Thiết

Từ một nghề truyền thống địa phương hình thành từ thế kỷ 18, nước mắm Phan Thiết trở thành đặc sản nổi tiếng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Chùm ảnh: Làng nước mắm 200 năm ở Phan Thiết
Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường.
 Nước mắm Phan Thiết thuộc loại "lão làng" và đã có mặt ở hầu hết tại các thị trường.

Cần xử lý trách nhiệm của Vinastas công bố “nước mắm nhiễm asen”

(Kiến Thức) - Dư luận cho rằng, việc Vinastas công bố thông tin nước mắm chứa asen vượt ngưỡng gây hoang mang là vi phạm pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương.

Cần xử lý trách nhiệm của Vinastas công bố “nước mắm nhiễm asen”

Những ngày qua, vụ việc Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) công bố thông tin “có đến 101/150 mẫu được kiểm định chất lượng có hàm lượng asen (thạch tín) vượt ngưỡng cho phép. Đáng chú ý, 95,65% nước mắm độ đạm càng cao, chứa thạch tín càng nhiều”.

Thông tin này khiến nhiều người tiêu dùng hoang mang vì hóa ra nếu đúng như thế thì hàng chục năm qua, hàng triệu người Việt Nam đã nạp vào người chất độc chết người asen – thường được biết nhiều với tên gọi thạch tín.

Tin mới