Bé gái 13 tuổi ở Phú Yên mất tích: Kẻ thủ ác là ai?

(Kiến Thức) - Sau 4 ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng phát hiện thi thể em H. trong khu vực rừng dương thuộc xã An Ninh Đông (Phú Yên). Hiện nay, bạn cùng nhóm đi chơi đã khai nhận sát hại em H. 

Bé gái 13 tuổi ở Phú Yên mất tích sau khi được bạn rủ đi ăn bánh tráng trộn trong đêm. Gia đình trình báo công an vụ mất tích và 4 ngày sau mọi người tìm thấy thi thể của bé ở khu vực gần các quán hải sản.

Be gai 13 tuoi o Phu Yen mat tich: Ke thu ac la ai?
Bé H. trước khi bị sát hại, ảnh do người nhà nạn nhân cung cấp.  

Tức, sau 4 ngày tìm kiếm, vào khoảng 8 giờ 30 phút ngày 21/6, tại khu vực rừng dương, thôn Phú Sơn, xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, người dân đã phát hiện thi thể em H.

Chiều 21/6, đại tá Nguyễn Trung Nghĩa, Phó giám đốc Công an tỉnh, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Phú Yên, xác nhận Công an tỉnh này phối hợp với Công an huyện Tuy An đã xác định được nghi phạm ra tay sát hại em Đỗ Thị Kim H. (13 tuổi, quê xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). 

Nghi phạm được xác định là Phạm Kim Phê (SN 2002, ngụ thôn Hòa Hậu, xã An Thạch, huyện Tuy An) là 1 trong nhóm 6  bạn bè cùng đi chơi với H vào tối 17/6. 

Qua đấu tranh nghi phạm này đã khai nhận sau khi đi chơi về, đối tượng này đã chở H. Về nhà, nhưng không đưa về nhà mà đưa vào khu vực rừng dương để sát hạiHiện động cơ sát hại của nghi phạm đang được công an làm rõ.

Be gai 13 tuoi o Phu Yen mat tich: Ke thu ac la ai?-Hinh-2
Địa điểm tìm thấy thi thể em H.  
Trao đổi cùng Luật sư Diệp Năng Bình, Trưởng văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật, trong những năm gần đây, ở Việt Nam tình trạng tội phạm do người nhóm người chưa thành niên hay vừa qua 18 tuổi thực hiện ngày càng tăng cả về số lượng và mức độ phạm tội.
Nếu những năm trước đây nhóm đối tượng này thường thực hiện các hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích không gây nguy hại lớn thì hiện nay thủ đoạn phạm tội của các đối tượng này không còn đơn giản do bồng bột, thiếu suy nghĩ, mà đã có sự tính toán, chuẩn bị kỹ càng và khá tinh vi, thậm chí đã hình thành các băng nhóm tội phạm có tính nguy hiểm cao.
Tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật do nhóm tuổi này gây ra tiếp tục diễn biến phức tạp với tính chất, mức độ phạm tội nguy hiểm hơn, gây hậu quả nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng như: giết người, sử dụng vũ khí nóng cướp tài sản, hiếp dâm, ma túy.
Tội giết người được quy định tại điều 123, Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Với hành vi giết người dưới 16 tuổi thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
Tuy nhiên, hình phạt này chỉ áp dụng đối với người đã thành niên là người từ 18 tuổi trở lên. Do nghi phạm sinh năm 2002 tính đến nay có thể là đã đủ 18 tuổi hoặc chưa vì thế cần phải xác định tuổi để có thể có hình phạt thích hợp. 
Việc xác định độ tuổi được căn cứ Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH về phối hợp thực hiện quy định của BLTTHS về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi được ban hành ngày 21/12/2018. 
Theo đó, việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau: - Giấy chứng sinh; Giấy khai sinh; Chứng minh nhân dân; Thẻ căn cước công dân; - Sổ hộ khẩu; Hộ chiếu. 
Nếu các giấy tờ trên có mâu thuẫn thì cơ quan tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, nhà trường, đoàn thanh niên… để hỏi, lấy lời khai, hoặc tìm các tài liệu khác chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp kết quả giám định tuổi (trong trường hợp không xác định được năm sinh) chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì sẽ lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đó. 
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng. 
Do đó nếu kết quả xác định nghi phạm chưa đủ 18 tuổi thì theo quy định không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình.

Theo các chuyên gia tâm lý, câu chuyện của em H. cũng là một lời cảnh tỉnh đến các gia đình có con đang ở độ tuổi "teen" trong việc trang bị cho con kỹ năng sống cơ bản giúp con giải quyết xích mích với bạn bè. Chính điều này sẽ giúp các con không rơi vào các trạng thái xấu như cãi và đánh nhau, hoặc nặng hơn là bị sát hại. 

Theo đó, các bố mẹ cần quan tâm đến tâm lý, cảm xúc của con để phát hiện ra các lo lắng, tâm tư, buồn bực của con.
Với sự gần gũi của người trong gia đình, thể hiện sự thấu hiểu, đồng cảm với những cảm xúc mà con đang phải trải qua giúp trẻ nói ra các lo lắng và cùng trẻ tháo gỡ khó khăn
Khi bố mẹ quan tâm, là người con tin tưởng chia sẻ về cuộc sống vô hình trung đây cũng là điều kiện bố mẹ có thể kiểm soát được việc con đi chơi với ai, có thực sự an toàn hay không, có nên cho con đi hay không... 
>>> Mời độc giả xem thêm video: Thảm sát tại Đan Phượng: Tình ruột thịt không bằng nửa mét đất?

Bé 5 tuổi tử vong trong rừng: Bi kịch “teen” nghiện game?

(Kiến Thức) - Vì nghiện game, nhiều “teen” đã gây nên các án mạng gây nên nỗi kinh hoàng với xã hội. Chỉ với ba yếu tố sau, chuyên gia chỉ ra cách giúp con thoát khỏi nghiện game nặng.

Thảm án kinh hoàng của kẻ nghiện game

Liên quan đến cháu bé 5 tuổi ở Quỳnh Lưu bị mất tích, được phát hiện trong căn nhà bỏ hoang trong khu rừng, cách nhà khoảng 10 km. Cháu bé tử vong trong tư thế bị trói 2 tay, không có dấu vết bị hành hung.

Bé gái Vũng Tàu bị bạn đánh hội đồng: Làm ơn, mắc oán?

(Kiến Thức) - Cho bạn ở nhờ trong nhà, khi bố mẹ không đồng ý dẫn đến xảy ra mâu thuẫn và bị đánh hội đồng, tung video lên mạng. Theo các chuyên gia xã hội học, tình trạng xuống cấp về đạo đức khiến con người ta dễ rơi vào bi kịch “làm ơn mắc oán”.

Bé gái 13 tuổi bị một nhóm bạn đưa đến chân núi Minh Đạm (Bà Rịa - Vũng Tàu), cách nhà gần 10 km rồi đánh đập dã man sau đó tung clip lên mạng xã hội facebook.

Theo lời kể của em, người đánh là bạn trước đây cô bé cho về ở nhờ khi thấy đi lang thang ngoài đường. Sau một thời gian, bố mẹ em không cho ở nữa nên xảy ra mâu thuẫn, đánh cô bé.

Tin mới