Bé gái bỏng nặng vì món đồ nhiều đứa trẻ ao ước

(Kiến Thức) - Cho con sở hữu món đồ nhiều đứa trẻ ao ước, bố mẹ Diệc Phàm không ngờ có ngày nó bốc cháy, khiến cô bé 4 tuổi bỏng cấp độ 3.

Diệc Phàm năm nay 4 tuổi, sinh sống tại Tuyền Châu, Phúc Kiến (Trung Quốc). Chiều 8/6, cô bé được bố mẹ gửi đến nhà bà ngoại. Trong lúc chơi với người em họ, chiếc đồng hồ điện thoại trên tay phát nổ khiến Diệc Phàm khóc thét.
Bà ngoại là người lớn duy nhất ở nhà khi vụ việc xảy ra. Thời điểm đó, bà đang ngồi thì đột nhiên nghe tiếng nổ chói tai rồi Diệc Phàm đau đớn hét lên. Khi vào phòng, bà thấy nhiều khói, mùi khét đặc. Nhìn quanh, bà giật mình phát hiện làn khói vẫn đang bốc lên từ chiếc đồng hồ điện thoại của cháu gái.
Be gai bong nang vi mon do nhieu dua tre ao uoc
Đồng hồ điện thoại là món đồ nhiều trẻ ao ước. Dù vậy, nó tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. 
Quá sợ hãi, Diệc Phàm vùng vẫy để tháo chiếc đồng hồ. Chỉ đến khi có bà, chiếc đồng hồ mới gỡ ra được. Lúc này, mu bàn tay của bé gái bị bỏng nặng.
Sau khi làm dịu vết bỏng dưới vòi nước chảy, Diệc Phàm được đưa tới viện để kiểm tra. Theo bác sĩ, bé gái bị bỏng độ 3, may mắn chiếc đồng hồ được tháo kịp thời. Nếu không, sức nổ của nó có thể khiến bệnh nhân không thể giữ lại 1 phần cơ thể. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, Diệc Phàm được bác sĩ chỉ định ghép da. Hiện cô bé vẫn nằm viện để theo dõi tình hình sức khỏe.
Theo anh Hoàng - bố của Diệc Phàm, chiếc đồng hồ điện thoại được chú cô bé mua tặng trên mạng. Đây là món đồ con gái rất thích song thi thoảng mới đeo. Sau khi chiếc đồng hồ phát nổ, anh Hoàng đã liên hệ với địa chỉ bán hàng. Cơ sở kinh doanh đang phối hợp giải quyết việc bồi thường. Qua trường hợp con mình, anh Hoàng khuyên các bậc phụ huynh nên cân nhắc trước khi mua cho con. Đồng hồ điện thoại là món đồ nhiều đứa trẻ ao ước song cũng tiềm ẩn mối nguy cháy nổ.
Be gai bong nang vi mon do nhieu dua tre ao uoc-Hinh-2
Chiếc đồng hồ điện thoại bốc cháy khiến tay bệnh nhân bỏng cấp độ 3. 
Trước đó, "First Time" của CCTV nhận định bức xạ của đồng hồ điện thoại tại thời điểm trả lời cuộc gọi lớn hơn nhiều so với điện thoại di động, thậm chí gấp 1000 lần so với điện thoại di động.
Cụ thể, phóng viên CCTV tiến hành mua các loại đồng hồ điện thoại khác nhau với giá lần lượt là 148, 380 và 798 tệ (xấp xỉ 500 nghìn, 1,3 triệu và 2,7 triệu đồng) bán ngoài chợ. Cả 3 chiếc đều được gửi đến phòng thí nghiệm của một trường đại học để kiểm tra. Kết quả cho thấy, ở trạng thái không có cuộc gọi, giá trị bức xạ của 3 chiếc đồng hồ và điện thoại là 0,002 uW/cm². Tuy nhiên, giá trị bức xạ thay đổi rất nhiều trong trường hợp thực hiện cuộc gọi. Giá trị bức xạ của chiếc đồng hồ 148 tệ lên tới 2900uW/cm², gấp 1000 lần. CCTV cho biết điện thoại di động đạt an toàn bức xạ với con người mới được cấp phép truy cập mạng. Tuy nhiên, không có tiêu chuẩn sản xuất tương ứng cho đồng hồ định vị trẻ em.
Mặt khác, đồng hồ là sản phẩm điện tử. Chất lượng pin bên trong không tốt  dễ xảy ra tai nạn như nhiệt độ quá cao gây bỏng, cháy nổ.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, chuyên gia sức khỏe khuyên nên tìm các sản phẩm đảm bảo chứng nhận an toàn 3C (Chứng nhận 3C là một hệ thống đánh giá sự phù hợp của sản phẩm bắt buộc được Trung Quốc thực hiện để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng. Các sản phẩm yêu cầu chứng nhận 3C bao gồm thiết bị điện gia dụng, thiết bị âm thanh và video, thiết bị viễn thông...)
Nên giữ lại giấy tờ mua hàng để phát hiện hàng giả, hàng kém chất lượng.
Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Đồng hồ thông minh là món đồ nhiều trẻ ao ước song nhất định cần kiểm tra xem nó có tính năng chống thấm nước hay không, có cần thay pin thường xuyên hay không...

Mẹo chữa bỏng nắng đơn giản tại nhà

Vào những ngày nắng nóng cao điểm, kem chống nắng cũng khó mà bảo vệ bạn khỏi các tia cực tím. Hãy thử những mẹo dưới đây để trị bỏng nắng tại nhà.

Meo chua bong nang don gian tai nha

Nha đam: Nha đam là bài thuốc cực kì hiệu quả cho mọi loại bỏng, kể cả bỏng nắng. Gel nha đam giúp cấp ẩm cho vùng da bỏng và đẩy nhanh tốc độ lành vết thương.

Meo chua bong nang don gian tai nha-Hinh-2

Chườm lạnh: Chườm vết bỏng bằng đá lạnh bọc trong khăn sạch giúp giảm đau nhanh bằng cách làm giảm nhiệt độ vết bỏng. Tuyệt đối không chườm đá trực tiếp lên vết bỏng để tránh bị bỏng lạnh.

Đổ xăng đốt cháy người ở Nghệ An: Nguyên tắc sống còn khi bị bỏng xăng

(Kiến Thức) - Nam thanh niên ở Nghệ An bị một đối tượng quen biết, chặn lại đổ xăng đốt cháy với tình trạng bỏng 70-80%. Bỏng xăng xếp loại bỏng do nhiệt khô, nếu không sơ cứu đúng cách sẽ để lại di chứng rất nặng nề.

Nạn nhân là anh Phạm Ngọc S. (26 tuổi) trú tại đội 5, xã Hưng Lộc, TP Vinh (Nghệ An). Theo đó, sự việc xảy ra vào cuối chiều 6/7, anh S. sau khi hết giờ làm, đi từ một nhà máy trong Khu công nghiệp Bắc Vinh để về nhà thì bị một thanh niên quen biết chặn lại.
Người này sau đó đổ xăng lên người S. rồi châm lửa đốt. Phát hiện sự việc, những người xung quanh đã chạy đến dập lửa, cứu người, đồng thời truy đuổi nam thanh niên đổ xăng đốt nạn nhân nhưng đối tượng này đã bỏ trốn.

Tin mới