Bé gái trong vụ án hiếp dâm ở Sài Gòn 'bịa' thông tin bị 2 thanh niên chém

(Vietnamdaily) - Từ những thông tin phía gia đình cùng bé gái trong vụ án hiếp dâm ở Sài Gòn trình báo bị 2 thanh niên chém thương tích, Công an khẩn trương điều tra. Tuy nhiên, bằng nghiệp vụ, công an xác định bé gái tự dùng vật nhọn rạch vào tay mình chứ không phải bị người khác gây thương tích như trình báo.

Ngày 25/4, Công an TPHCM đã thông tin về việc gái trong vụ án hiếp dâm ở huyện Bình Chánh bị 2 đối tượng lạ mặt chém thương tích gây xôn xao dư luận.

Theo điều tra, khoàng 18h50 ngày 23/4, Nguyễn Thị Thơm (thường trú tỉnh Đồng Tháp, trú huyện Bình Chánh) cùng con gái là N.T.B (SN 2005, nạn nhân vụ "Giao cấu với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi" tại huyện Bình Chánh do Cơ quan CSĐT Công an huyện Bình Chánh đang thụ lý điều tra) đến Công an xã Vĩnh Lộc B (huyện Bình Chánh) trình báo.

Theo đó, khoảng11h cùng ngày, trên đường từ nhà ra công ty làm việc, N.T.B bị 2 thanh niên đi trên 1 xe gắn máy dùng vật nhọn rạch 2 vết thương trên bắp tay trái sau đó bỏ chạy.

Ngay khi nhận được tin báo, Công an huyện Bình Chánh đã khẩn trương khám nghiệm hiện trường, tổ chức điều tra truy xét. Công an đã khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai bé gái.

Dựa vào những căn cứ công an phát hiện nhiều nghi vấn trong lời khai của bé N.T.B nên tiến hành đấu tranh làm rõ.

Đến 16h ngày 24/4, qua làm việc lấy lời khai, N.T.B thừa nhận vết thương trên tay là do tự dùng vật nhọn rạch vào tay mình, không phải bị người khác gây thương tích như trình báo ban đầu.

Hiện Công huyện Bình Chánh đang tiếp tục điều tra, làm rõ vụ việc để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.

Cảm động nhân viên y tế dùng túi rác, áo mưa thay đồ bảo hộ

(VietnamDaily) - Các nhân viên y tế ở nhiều nước trên thế giới đã phải sử dụng túi rác, áo mưa,... làm đồ bảo hộ thay thế do bệnh viện thiếu hụt nghiêm trọng găng tay và quần áo bảo hộ y tế giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát.

Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho
 Theo Business Insider, tình trạng thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) trở thành vấn đề nghiêm trọng ở nhiều quốc gia đang chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Getty. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-2
 Những bức ảnh được đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội cho thấy các y bác sĩ tại nhiều bệnh viện trên thế giới đã phải "tự chế" đồ bảo hộ bằng cách sử dụng túi rác trong lúc làm việc. Ảnh: Một y tá "mặc" túi đựng rác đứng trước cửa ra vào phòng cấp cứu của Bệnh viện San Jorge ở Huesca, Tây Ban Nha, ngày 31/3/2020. Ảnh: Getty. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-3
 Tuy nhiên, biện pháp này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Một số y tá ở Anh sử dụng túi đựng rác làm đồ bảo hộ khi làm việc đã có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2, trong khi một y tá ở New York (Mỹ) đã tử vong. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-4
 Tại Ấn Độ, việc thiếu hụt trang thiết bị bảo vệ buộc các y bác sĩ phải sử dụng mũ bảo hiểm xe máy và áo mưa thay đồ bảo hộ trong lúc làm việc. Ảnh: Chiếc áo mưa của một bác sĩ làm việc tại cơ sở chữa bệnh COVID-19 tại Kolkata, Ấn Độ, bị rách hôm 26/3/2020. Ảnh: Reuters.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-5
Lực lượng y tế Ấn Độ phải tự tạo cho mình bộ đồ bảo hộ y tế. Được biết, có nhiều trường hợp y bác sĩ Ấn Độ đã nhiễm bệnh do không được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Ảnh: Reuters. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-6
Việc thiếu kính bảo hộ khiến một số bác sĩ phải sử dụng kính bơi khi làm việc. Ảnh: Twitter. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-7
 Tại Anh, một số bác sĩ mua kính trượt tuyết thay thế. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-8
Y bác sĩ Ấn Độ dùng miếng chắn từ mũ bảo hiểm để làm tấm che mặt thay cho đồ bảo hộ y tế. Ảnh: BBC. 
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-9
 Thiết bị được tìm kiếm nhiều nhất là mặt nạ FFP3, có độ an toàn cao nhất cho nhân viên y tế. Nhưng do mặt hàng này thiếu hụt trên toàn cầu, một số bác sĩ sử dụng mặt nạ phòng độc thay thế. Ảnh: Twitter.
Cam dong nhan vien y te dung tui rac, ao mua thay do bao ho-Hinh-10
 Bác sĩ Rhigel Jay Tan tự làm tấm che mặt chống COVID-19 tại nhà để tặng cho các nhân viên chăm sóc sức khỏe ở Las Vegas, bang Nevada, Mỹ, ngày 22/4/2020. Ảnh: Getty. 

Mầm bệnh đang 'ẩn' trong cộng đồng: Tuyệt đối không chủ quan

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 ngày 24/4, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: “Đây là lúc chúng ta tuyệt đối không được chủ quan. Các chuyên gia đều cho rằng tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng”.

Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng khẳng định: “Chúng ta vui mừng vì những con số biết nói cho thấy đến giờ phút này dịch bệnh được kiểm soát tốt, nhiều địa phương được nới lỏng cách ly, học sinh sắp quay trở lại trường… nhưng trên thế giới, mỗi ngày vẫn ghi nhận khoảng 50.000 người nhiễm mới, 5.000 người tử vong. Nhiều nơi tưởng chừng đã kiểm soát được tình hình nhưng dịch bệnh đã bùng phát trở lại. Bên cạnh đó, virus SARS-CoV2  rất “biến ảo”.

Nhiều người nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu. Không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần. Các chuyên gia đều cho rằng tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng”.