Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20, thông qua Tuyên bố chung Osaka

Chiều nay (29/6), tại Osaka, Nhật Bản, Hội nghị Thượng đỉnh G20 đã thông qua Tuyên bố chung Osaka và bế mạc.

Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh G20, thông qua Tuyên bố chung Osaka
Phát biểu tại lễ bế mạc, với tư cách là Chủ tịch Hội nghị Thượng đỉnh G20, Thủ tướng Shinzo Abe đã nhấn mạnh rằng hội nghị lần này đã thống nhất quan điểm chung về việc duy trì, phát triển thể chế thương mại tự do, công bằng và không phân biệt.
Ngoài ra, hội nghị đã có quan điểm chung trong vấn đề lưu thông dữ liệu tự do dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, thống nhất mục tiêu theo đề án của Nhật Bản là đến năm 2050 sẽ không còn rác thải nhựa trên biển.
Be mac Hoi nghi Thuong dinh G20, thong qua Tuyen bo chung Osaka
Hội nghị Thượng đỉnh G20 bế mạc với sự đồng thuận cao. Ảnh: Reuters 
Vấn đề chưa đạt được đồng thuận tại hội nghị lần này là đối sách ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, các bên đã nhất trí việc tác thành văn bản với xu hướng duy trì Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu với sự tham gia của 19 quốc gia và khu vực mà không có Mỹ.
Các nước tham gia Hội nghị G20 cũng đã thông qua nguyên tắc mới liên quan đến duy trì khả năng trả nợ của các nước được cho vay sử dụng vốn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng của các nước đang phát triển.
Các vấn đề về giáo dục, phụ nữ…có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của thế giới. Nhật Bản và các nước sẽ tăng cường sự quan tâm hơn nữa trong vấn đề này.
Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng trong bối cảnh toàn cầu hóa đang mang lại lợi ích lớn cho các quốc gia, nhưng cũng có ý kiến cho rằng điều này khiến khoảng cách giữa các nước càng lớn. Do vậy, cần phải nỗ lực xóa bỏ khoảng cách ngày càng mở rộng giữa các quốc gia phát triển và đang phát triến.
Liên quan đến duy trì thế giới phát triển bền vững, ông Abe cho rằng cũng cần thực hiện các biện pháp giúp các nước đang phát triển mở rộng đầu tư cơ sở hạ tầng chất lượng cao, tất cả người dân quốc gia đó được hưởng lợi từ dịch vụ y tế, giáo dục cơ bản. Đây là điều không thể thiếu.
Để có được Tuyên bố chung, các đại biểu đã tập trung thảo luận về tình hình kinh tế thế giới, trong đó tiêu điểm là xung đột thương mại Mỹ-Trung và ảnh hưởng của xung đột này đối với kinh tế thế giới và từng nước nói riêng. Do đó, các nước hy vọng hai bên sẽ có những phương án giải quyết tích cực góp phần ổn định kinh tế thế giới.
Các đại biểu cũng thảo luận về vấn đề phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, căng thẳng giữa Mỹ và Iran cũng liên quan đến hạt nhân, tầm quan trọng của cộng đồng quốc có tiếng nói chung hướng tới thế giới không có hạt nhân.
Theo sáng kiến của nước chủ nhà Nhật Bản, hội nghị cũng đa đã tham gia thảo luận và thông qua tuyên bố về kinh tế số. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Đại diện của Tổ chức thương mại thế giới…đã tham gia phát biểu và đánh giá tầm quan trọng của thương mại điện tử trong bối cảnh thế giới có 78 quốc gia và khu vực tham gia. Các ý kiến đều hoan nghênh sáng kiến của Thủ tướng Shinzo Abe về kinh tế số.
Bản tuyên bố đã nhấn mạnh nhận thức chung số hóa sẽ làm thay đổi tích cực các nền kinh tế và xã hội, và dữ liệu sẽ trở thành yếu tố quan trọng của tăng trưởng kinh tế. Do đó, sự hiệu quả đó của kinh tế số cần phải được đưa vào thực hiện tại tất cả các quốc gia.
Các đại biểu cũng cho rằng Tổ chức thương mại thế giới (WTO) cần phải cải cách thể chế thương mại đa phương để phù hợp với thời đại.
Liên quan đến xung đột thương mại Mỹ-Trung, nhiều ý kiến lo ngại rằng sẽ có nhiều rủi ro đối với nền kinh tế thế giới trong thời gian tới. Về ý kiến này, nước chủ nhà Nhật Bản cho rằng tình hình này đang diễn biến phức tạp và cần phải giải quyết dựa trên những qui định của WTO về thương mại.
Như vậy, bản Tuyên bố chung đã có thêm hai vấn đề mới được bổ sung đó là các nước tăng cường hợp tác trong việc duy trì, thúc đẩy kinh tế số và cải cách Tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Nhân dịp này, hàng loạt các cuộc tiếp xúc song phương giữa nước chủ nhà và các quốc gia, khu vực, tổ chức, quốc gia là khách mời, giữa các nước tham gia với nhau đã được tiến hành. Thủ tướng Abe Shinzo từ ngày 27/6, trước khi hội nghị khai mạc cho đến khi kết thúc hội nghị đã tiến hành tiếp xúc với gần như hầu hết các nước, khu vực tham gia Hội nghị
Nhưng đáng chú ý nhất vẫn là các cuộc gặp song phương giữa Mỹ-Trung, Nhật-Trung, Mỹ-Nga, Nhật-Hàn, Nhật-Nga, Trung-Nga, Nga-Trung-Châu Âu và các nước Saudi Arabia với những lập trường rất khác nhau tạo nên sự tương phản thú vị với bức tranh chung chung của Hội nghị G20.
Và trong cuộc gặp Mỹ-Trung, hai bên đã đạt được những bước tiến quan trọng khi thống nhất được việc khởi động lại các cuộc đàm phán song phương, khả năng Mỹ sẽ không áp thuế thêm đối với các mặt hàng nhập từ Trung Quốc.
Các cuộc gặp ngoài việc thống nhất biện pháp tăng cường quan hệ song phương đều thảo luận về những vấn đề nổi cộm, ít nhiều ảnh hưởng tới lợi ích của từng quốc gia như xung đột thương mại Mỹ-Trung, an ninh ở Biển Đông, phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, hạt nhân Iran, nhân quyền và chủ nghĩa dân chủ. Những cuộc tiếp xúc này một mặt giúp các bên hiểu nhau hơn, một mặt cũng đóng góp vào thành công của Hội nghị Thượng đỉnh G20 Osaka, Nhật Bản.
*) Title do Kiến Thức biên tập lại

Mời độc giả xem thêm video: Các nhà lãnh đạo thế giới có mặt tại Osaka dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 (Nguồn: DW)

Biển người biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Đức

(Kiến Thức) - Hàng nghìn người đã tham gia vào cuộc biểu tình ở thành phố Hamburg (Đức) hôm 2/7, vài ngày trước khi Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra.

Biển người biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Đức
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc
Theo Yahoo News, ngày 2/7, khoảng 4 nghìn người đã tuần hành qua trung tâm thành phố Hamburg để phản đối các chính sách về khí hậu và thương mại của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Được biết, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/7 tới tại thành phố Hamburg. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-2
 Đông đảo người biểu tình tập trung tại Hamburg để phản đối cuộc họp G20 sắp tới. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-3
 Những người tham gia biểu tình kêu gọi chú ý đến vấn đề biến đối khí hậu và các chính sách thương mại. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-4
Đông đảo người tham gia biểu tình chèo thuyền trên sông ở Hamburg, Đức, ngày 2/7. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-5
 Dòng chữ trên tờ giấy có nội dung: “Tình trạng nóng lên toàn cầu không phải là chuyện hoang đường”. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-6
Người dân mang theo nhiều biểu ngữ khi tham gia cuộc biểu tình phản đối G20 ở Đức. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-7
 Một quả bóng được nâng lên phía trước tòa thị chính ở thành phố Hamburg trong cuộc biểu tình ngày 2/7. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-8
Người biểu tình chèo thuyền trên sông Alster hôm 2/7. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-9
Một người phụ nữ tham gia cuộc biểu tình phản đối Hội nghị G20 ở Hamburg sắp tới. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-10
 Được biết, Đức sẽ huy động hơn 20.000 cảnh sát để đảm bảo an ninh cho Hội nghị thượng đỉnh G20 và lên kế hoạch ứng phó với các cuộc biểu tình, bạo loạn có thể xảy ra trong thời gian diễn ra hội nghị. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-11
Cảnh sát lo ngại nhiều nhóm biểu tình có thể sẽ sử dụng bạo lực để cản trở hội nghị sắp tới ở Hamburg. Ảnh: Yahoo News.
Bien nguoi bieu tinh phan doi Hoi nghi G20 o Duc-Hinh-12
Những người biểu tình tuần hành ở thành phố Hamburg hôm 2/7. Ảnh: FNA. 

Ảnh biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G20

(Kiến Thức) - Ngày 6/7, hàng trăm người biểu tình tại ngoại ô thành phố Hamburg (Đức) để phản đối hội nghị thượng đỉnh G20 bắt đầu vào ngày 7/7.

Ảnh biểu tình phản đối Hội nghị thượng đỉnh G20
Anh bieu tinh phan doi Hoi nghi thuong dinh G20

Những người biểu tình quá khích ném đá và tấn công cảnh sát, khiến ít nhất 76 cảnh sát bị thương, người phát ngôn Sở cảnh sát Hamburg cho biết. Ảnh: EPA.

Loạt ảnh lãnh đạo thế giới tới Đức dự Hội nghị G20

(Kiến Thức) - Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc cùng nhiều nhà lãnh đạo thế giới đã tới Đức để tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20.

Loạt ảnh lãnh đạo thế giới tới Đức dự Hội nghị G20
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20
 Thủ tướng Đức Angela Merkel (phải) bắt tay chào đón Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc ở Hamburg ngày 6/7, trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20. Được biết, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị G20 trên cương vị chủ nhà Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017 theo lời mời của Thủ tướng Merkel.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-2
 Thủ tướng Merkel bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin khi ông chủ Điện Kremlin tới Hamburg (Đức) để dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 7/7.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-3
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã tới thành phố Hamburg để dự Hội nghị G20 hôm 7/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-4
 Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp bà Merkel tại thành phố Hamburg trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-5
Thủ tướng Merkel chào đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 7/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-6
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới Đức dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 hôm 7/7.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-7
Thủ tướng Anh Theresa May lại gần bắt tay Thủ tướng Đức Merkel ở Hamburg ngày 7/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-8
 Thủ tướng Canada Justin Trudeau bắt tay bà Merkel khi tới Hamburg, Đức, hôm 7/7.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-9
 Thủ tướng Đức Angela Merkel chào đón Tổng thống Mỹ Donald Trump trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 ngày 6/7.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-10
 Bà Merkel cũng đã gặp Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trước khi Hội nghị G20 diễn ra.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-11
Được biết, bà Merkel có cuộc gặp song phương với nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump trước thềm Hội nghị G20 ở Hamburg hôm 6/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-12
Thủ tướng Đức Merkel bắt tay Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan hôm 6/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-13
 Tổng thống Trump trao đổi với Thủ tướng Merkel trước khi tham dự Hội nghị G20 ở thành phố Hamburg.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-14
 Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và phu nhân, bà Emine, tại thành phố Hamburg ngày 6/7.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-15
Từ trái qua phải: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại thành phố Hamburg ngày 6/7. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-16
Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Jean-Claude Juncker vẫy chào khi tới thành phố Hamburg dự Hội nghị Thượng đỉnh G20. 
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-17
 Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20. Ảnh: Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hamburg.
Loat anh lanh dao the gioi toi Duc du Hoi nghi G20-Hinh-18
 Được biết, Hội nghị thượng đỉnh G20 sẽ diễn ra trong hai ngày 7-8/7, tập trung vào các nội dung quan trọng như vấn đề biến đổi khí hậu, an ninh toàn cầu và chính sách thương mại,... Ảnh: Tổng thống Trump và Thủ tướng Merkel trước thềm Hội nghị G20. (Nguồn ảnh: Reuters)

Tin mới