Bé sơ sinh thứ hai mắc HIV bẩm sinh được chữa khỏi

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa công bố việc bé sơ sinh thứ hai bị nhiễm virus HIV từ khi ra đời đã được chữa khỏi thông qua các biện pháp điều trị từ sớm.

Theo thông báo của của các bác sỹ, bé trên đã được cho sử dụng các loại thuốc kháng virus chỉ ít giờ sau khi sinh.
Em bé 9 tháng tuổi giấu tên này hiện được khẳng định đã sạch virus HIV. Đây là trường hợp thứ hai một bé sơ sinh dương tính với virus HIV được điều trị thành công. Trước đó, năm 2013, một bé sơ sinh tại bang Mississippi cũng được khẳng định đã sạch virus.
Tế bào vi rút HIV.
 Tế bào vi rút HIV.
“Đây chính là một lời kêu gọi chúng ta hành động và có thể rút kinh nghiệm từ những trường hợp như vậy”, tiến sỹ Deborah Persaud, chuyên gia nhi khoa của đại học Johns Hopkins khẳng định tại hội thảo y khoa Boston.
Persaud tuyên bố không còn dấu hiệu của virus trong máu hay mô của em bé này.
Hiện bệnh nhân nhỏ tuổi này vẫn đang tiếp tục được điều trị bằng hỗn hợp 3 loại thuốc chống virus AIDS, trong khi đó em bé Mississippi giờ đã 3 tuổi và không còn dùng thuốc từ 2 năm trước.
“Sự thực là cách duy nhất để chứng tỏ rằng chúng ta đã hoàn tất việc điều trị tại những em bé này là bằng cách ngừng điều trị, và như vậy không phải không có rủi ro”, tiến sỹ Persaud cho biết thêm.
Trước đó, các em bé đều được sinh ra bởi những bà mẹ nhiễm HIV, loại virus gây suy giảm hệ thống miễn dịch.
Đến nay loại virus này ước tính đã lây nhiễm trên khoảng hơn 34 triệu người.

Chạy bộ giúp giảm nguy cơ tử vong do ung thư

(Kiến Thức) -Ung thư sẽ không phải là "án dựa cột" nếu bạn biết cách kiểm soát nó.

Theo một nghiên cứu mới nhất từ phòng thí nghiệm Lawrence Berkeley ở Mỹ, những bệnh nhân ung thư vú sẽ có khả năng vượt qua bệnh tật nếu thường xuyên chạy bộ thay vì đi bộ.
Chạy bộ giúp bạn giảm tỉ lệ tử vong do ung thư vú.

Chạy bộ giúp bạn giảm tỉ lệ tử vong do ung thư vú.

TP.HCM: Xuất hiện chùm ca bệnh thủy đậu tại trường học

(Kiến Thức) - 10 học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) mắc thủy đậu, được Trung tâm Y tế Dự Phòng TP.HCM xác định là chùm ca bệnh thủy đậu đầu tiên tại TP.HCM.

Theo ThS.BS Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cơ quan y tế ghi nhận học sinh đầu tiên của trường xuất hiện triệu chứng bệnh thủy đậu vào khoảng ngày 8/2. Sau đó, liên tục các em khác cùng lớp cụng lần lượt bị bệnh. Trong vòng từ ngày 22-26/2, đã có thêm 10 ca bệnh thủy đậu tại Trường THCS Lê Quý Đôn. Trong đó, có 8 học sinh cùng lớp với ca đầu tiên, một học sinh lớp bên cạnh.

ThS.BS Trí Dũng cho biết, các học sinh bị bệnh đã được nghỉ học, cách ly, điều trị tại nhà cho đến khi hết hẳn bệnh mới đi học lại. Đồng thời, cơ quan y tế cũng thực hiện các biện pháp xử lý vệ sinh ngăn ngừa bệnh lây lan, hướng dẫn nhà trường khử khuẩn lớp học hằng ngày, tuyên truyền, nhắc nhở học sinh và phụ huynh các biện pháp phòng bệnh. Với các biện pháp trên, bệnh đã được khống chế lây lan rộng. Đến nay, chưa có thêm ca bệnh thủy đậu mới nào tại trường.

Tin mới