Bé trai 5 tuổi tổn thương nặng ở vùng kín do sai lầm của cha mẹ

Bệnh nhi được gia đình đưa tới khám tại Khoa Nam học và Tiết niệu, Bệnh viện E do sốt, mệt mỏi kéo dài, đau đớn ở dương vật.

Các bác sĩ phát hiện cháu bé bị hẹp đầu dương vật, bao quy đầu viêm nhiễm lâu ngày, chảy mủ nặng nề. “Lượng mủ chảy ra từ bao quy đầu bệnh nhi rất nhiều và quánh đặc”, bác sĩ Nguyễn Đình Liên, Trưởng Khoa Phẫu thuật Thận - Tiết niệu và Nam học, Bệnh viện E thông tin.

Theo chia sẻ của cha mẹ, hàng ngày, gia đình chỉ tắm sơ qua cho con nên không phát hiện ra tình trạng hẹp bao quy đầu, không rửa kỹ bộ phận sinh dục cho bé.

Ngay lập tức, cháu bé được các bác sĩ đưa vào phòng tiểu phẫu để bơm rửa, vệ sinh vùng viêm nhiễm, kết hợp điều trị kháng sinh.

Bác sĩ Liên nhấn mạnh, trường hợp trên nếu không được điều trị kịp thời có thể nhiễm trùng ngược dòng, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng thận, gây suy thận. Viêm nhiễm bao quy đầu kéo dài còn có thể tạo nguy cơ ung thư hóa.

Sau khi được can thiệp, hiện bệnh nhi đã ổn định, hết viêm nhiễm. Bác sĩ hướng dẫn thêm gia đình cách vệ sinh bao quy đầu cho con tại nhà, tránh để tái viêm. Bệnh nhi cũng được tư vấn thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu trong thời gian tới.

Hẹp bao quy đầu là tình trạng bao da bó chặt quy đầu, không thể lộn hoàn toàn ra khỏi quy đầu được. Khi mới sinh, đa số trẻ nam bị hẹp bao quy đầu sinh lý. Tuy nhiên thông thường, theo thời gian, bao quy đầu sẽ dần tách khỏi quy đầu.

Có hai dạng hẹp bao quy đầu, gồm sinh lý và bệnh lý. Hẹp bao quy đầu sinh lý chiếm hầu hết các trường hợp, do sự phát triển bình thường của các kết dính bẩm sinh. Hẹp bao quy đầu bệnh lý ít gặp hơn, do bao quy đầu bị dính sau khi bị viêm nhiễm, gây sẹo xơ hoặc sang chấn quá mạnh khi nong bao quy đầu trước đó.

Bác sĩ Liên cho hay, cha mẹ có thể tự kiểm tra và phát hiện tình trạng hẹp bao quy đầu của con bằng cách vuốt ngược bao quy đầu xuống dưới, nếu thấy bao quy đầu của con không lộn ra được, tức bị viêm dính. Hoặc nếu sờ thấy đầu dương vật có xơ cứng, chắc chắn trẻ bị hẹp bao quy đầu.

Bác sĩ khuyến cáo, khi con có tình trạng hẹp bao quy đầu, đặc biệt khi thấy trẻ kêu đau đớn, khó khăn khi đi tiểu, phụ huynh tốt nhất nên đưa trẻ tới thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị kịp thời.

Nếu quyết định đưa con đi nong bao quy đầu, cần tới cơ sở y tế uy tín, tránh thực hiện ở những phòng khám không đảm bảo chất lượng dễ gây nguy cơ viêm nhiễm. Đặc biệt, sau khi nong bao quy đầu cho trẻ, cha mẹ phải biết cách chăm sóc kỹ lưỡng, tránh gây mô xơ hóa bao quy đầu.

Những sai lầm thường gặp khi vệ sinh bao quy đầu cho bé trai

(Kiến Thức) - Việc vệ sinh bao quy đầu cho bé trai rất quan trọng. Những tư vấn hữu ích sau đây sẽ giúp các mẹ có cách vệ sinh vùng kín cho con tốt hơn.
 

Đa số bé trai mới sinh đều hẹp bao đầu sinh lý, đến 3 tuổi tỷ lệ này giảm xuống 10% và giảm xuống 1% lúc 14 tuổi. Hẹp bao quy đầu bệnh lý là hẹp thật sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành là do viêm nhiễm tái phát nhiều lần. Đây chính là hẹp bao quy đầu cần điều trị.
Nhung sai lam thuong gap khi ve sinh bao quy dau cho be trai
 Việc chăm sóc, vệ sinh bao quy đầu cho bé trai là rất quan trọng. Ảnh minh họa.
Viêm bao quy đầu là bệnh tương đối phổ biến, tuy nhiên các mẹ không nên lo lắng quá mặc dù tình trạng viêm đầu bống này rất cần được đưa đi khám. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là việc vệ sinh bao quy đầu cho trẻ không đúng cách, bên cạnh đó, một số trẻ hay tiếp xúc với nơi mà nước không được sạch sẽ cũng gây viêm. Ngoài ra, khi trẻ mặc quần áo không được thay rửa kịp thời cũng làm cho trẻ gia tăng khả năng viêm nhiễm và hẹp bao quy đầu. Thường bao quy đầu có thể hẹp hoặc dài, nếu như không được chú ý và vệ sinh thì sẽ làm cho những bựa sinh dục ứ đọng, gây nên tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ.
Nếu như tình trạng hẹp bao quy đầu quá nhiều có thể khiến bé khó đi tiểu, làm cho bé có những mặc cảm tự ti, nước tiểu và những chất cặn bã đọng lại ở trong khoang giữa quy đầu và da quy đầu có thể gây nên viêm đường tiết liệu, viêm tinh hoàn, viêm mào tinh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng lớn hơn nữa cho sức khỏe của trẻ.
Khi vệ sinh bao quy đầu cho bé trai, nhiều bà mẹ ở nhà chỉ rửa nước bình thường, sợ bé đau, sưng tấy và chưa thật sự biết cách rửa như thế nào cho đúng và an toàn. Thạc sĩ, bác sĩ Trần Thu Nguyệt, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ giúp các mẹ có cả kiến thức lẫn kỹ năng chăm sóc vệ sinh vùng kín đúng cách cho bé trai.
Việc chăm sóc, vệ sinh bao quy đầu cho bé trai là rất quan trọng và phải tiến hành từ sớm. Các mẹ lưu ý không tìm cách rửa quá sâu, lộn bao quy đầu của trẻ về phía bụng nhiều vì khi trẻ còn nhỏ sẽ làm tổn thương da quy đầu mỏng manh của bé. Khi tắm cho bé, các mẹ lộn từ từ da bao quy đầu về phía bụng, xong sau đó dùng nước rửa sạch một cách nhẹ nhàng rồi lại tuột cái da đó trở lại vị trí như cũ.
Khi bé 5-6 tháng, mỗi lần tắm cho con, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da quy đầu xuống, dùng vòi nước sạch cho chảy nhẹ nhàng vào rãnh quy đầu rửa sạch các cặn bẩn. Mỗi lần một chút, ngày hôm sau tăng hơn ngày hôm trước, để bao quy đầu rộng dần và có thể trượt lên trượt xuống một cách dễ dàng. Trẻ lớn hơn, các mẹ có thể hướng dẫn con tự làm.
(Ghi theo VOV2)

Suýt hỏng “của quý” sau khi cắt bao quy đầu ở phòng khám tư

(Kiến Thức) - Sau khi cắt bao quy đầu tại một phòng khám tư ở Hà Nội với giá “cắt cổ” gần 20 triệu đồng, nam thanh niên 22 tuổi bỗng thấy “cậu nhỏ” sưng vù, chảy nhiều dịch.

Bệnh nhân H.Q.H (22 tuổi), bị hẹp bao quy đầu từ lúc mới sinh. Anh H. có đến khám và làm thủ thuật cắt bao quy đầu tại phòng khám tư nhân ở Hà Nội. Anh H. được phòng khám tư vấn làm 2 thủ thuật với tổng số tiền 20 triệu đồng.
Sau khi thực hiện thủ thuật, "của quý" của anh H. sưng nề nhiều, dịch và máu thấm băng, khiến anh đi lại khó khăn. Anh H. lo lắng nên đã tìm đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để được thăm khám và chữa trị.

Tin mới