Bé trai một ngày tuổi ở Cà Mau tử vong sau tiêm dự phòng

Bé trai ở Cà Mau được được chỉ định tiêm dự phòng giang mai bằng thuốc Benzathine benzylpenicillin theo hướng dẫn của Bộ Y tế và đã tử vong do sốc phản vệ độ 4.

Nghe đọc bài 0:00
00:00
1.0x
1.25x
1.5x
2.0x
Ngày 24/2, Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau (Cà Mau) cho biết, Bệnh viện đã có báo cáo về trường hợp trẻ sơ sinh một ngày tuổi tử vong sau khi tiêm thuốc điều trị dự phòng giang mai.
Trẻ sơ sinh là bé trai, con của sản phụ ngụ ở huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Bé chào đời bằng phương pháp sinh mổ ở tuổi thai 39 tuần, cân nặng 3.700 gram. Sau sinh, bé khóc to, da hồng hào, phản xạ khá.
Tuy nhiên, do mẹ có kết quả dương tính với bệnh giang mai nên bé được đưa vào Khoa Sơ sinh lúc 22h ngày 21/2 để theo dõi.
Be trai mot ngay tuoi o Ca Mau tu vong sau tiem du phong
 Bệnh viện sản - nhi Cà Mau nơi bệnh nhi tử vong - Ảnh minh họa
Tại Khoa Sơ sinh, tình trạng sức khỏe của bé ổn định, môi hồng, mạch rõ 140 lần/phút, thở đều 48 lần/phút, phản xạ tốt, tim đập đều, phổi thông khí hai bên, bụng mềm, thóp phẳng. Bé được được chỉ định tiêm dự phòng giang mai bằng thuốc Benzathine benzylpenicillin theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Lúc 6h45 ngày 22/2, bé được tiêm bắp thuốc Benzathine benzylpenicillin với liều 50.000UI/kg theo Quyết định số 2438/QĐ-BYT ngày 4/7/2019 về "Hướng dẫn kỹ thuật các can thiệp dự phòng HIV, viêm gan B và giang mai lây truyền từ mẹ sang con".
Sau khi tiêm, bé xuất hiện dấu hiệu tím tái, thở co lõm ngực. Ngay lập tức, bé được xử trí cấp cứu với oxy, adrenaline tiêm bắp. Tuy nhiên, tình trạng suy hô hấp tiến triển nặng, dẫn đến sốc. Dù đã được hồi sức tích cực và đặt nội khí quản, bé vẫn không qua khỏi và tử vong lúc 8h30 phút ngày 22/2.
Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau chẩn đoán nguyên nhân tử vong là sốc phản vệ độ 4, nghi do kháng sinh Benzathine benzylpenicillin.
Ngay sau sự việc, Bệnh viện đã phối hợp với công an phường để thông báo và giải thích tình trạng bệnh, quá trình chăm sóc, điều trị cho người nhà. Gia đình đã đồng ý đưa bé về và không có ý kiến gì thêm.
Hiện, sự việc đang được các cơ quan chức năng tiếp tục xác minh và làm rõ.

Sốc phản vệ do kiến đốt: Xử lý như nào tránh nguy kịch?

Thời gian gần đây, nhiều người đã phải nhập viện vì sốc phản vệ sau khi bị kiến đốt. Để tránh biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng do sốc phản vệ, cần thực hiện những điều sau.

Nhiều người nhập viện sau khi bị kiến đốt
Gần đây nhất, một bệnh nhân nam 49 tuổi ở Quảng Ninh bị sốc phản vệ và phải nhập viện cấp cứu sau khi bị kiến cắn vào trán trong lúc làm việc.

Bôi thuốc ngoài da, người bệnh 65 tuổi ngừng tim phổi do sốc phản vệ

Tuy ít gặp hơn so với đường uống và tiêm truyền nhưng thuốc bôi ngoài da vẫn có thể gây sốc phản vệ.

Sốc phản vệ nặng sau bôi thuốc trĩ

Tin mới