Bên trong những ngôi mộ ướp xác ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Xác ướp ở Vườn Đào lần đầu tiên PGS.TS Nguyễn Lân Cường phát hiện được găng tay bằng sa tanh, có đầy đủ cả năm ngón.

Bên trong những ngôi mộ ướp xác ở Việt Nam
Cho đến nay thuật ướp xác của người xưa vẫn còn là điều bí ẩn đối với các nhà khoa học. Bởi nhiều xác ướp cách thời đại ngày nay vài nghìn năm, nhưng khi khai quật, thi thể vẫn còn nguyên vẹn.

Tục ướp xác đã có 6.000 năm trước

Theo cuốn sách "Bí mật phía sau nhục thân của các vị thiền sư" của PGS.TS Nguyễn Lân Cường thì người Ai Cập đã mò mẫm rất lâu mới tìm thấy công thức tốt nhất về ướp xác. 6.000 năm trước Công nguyên (TCN) người ta đã khoét những cái lỗ ở sa mạc, rồi đặt xác người chết vào để cho cát sấy khô xác chết. Khoảng 3.200 năm TCN họ lại chôn quan tài trong cát. Khoảng 2.650 năm TCN kỹ thuật moi ruột ướp xác mới trở nên rõ ràng và làm theo những quy trình nhất định.

Theo nhà sử học Hy Lạp Herodotus (đến Ai cập vào thế kỷ V TCN) thì người Ai Cập cổ đã dùng obsidian, một loại đá núi lửa có màu đen nhánh và có thể tách ra những mảnh nhỏ sắc bén như dao lam. Họ dùng đá này rạch bụng người chết qua vết cắt chỉ dài 7,6cm để lấy nội tạng ra. Quả tim, bộ phận được người Ai Cập cổ đại xem là linh hồn của người chết, nó được giữ lại trong lồng ngực. Ruột, dạ dày, gan bỏ vào bình chứa. Thân người chết được bao bọc bởi chất carbonat natri để hút nước ở các mô rồi sau đó được lau khô và nhét đầy các hương liệu với mạt cưa. Cuối cùng người ta quấn xác ướp bằng vải lanh hoặc vải quần áo cũ.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (ngoài cùng bên trái) đang chỉnh lý bộ xương ở Phia Vài (Na Hang, Tuyên Quang).
PGS.TS Nguyễn Lân Cường (ngoài cùng bên trái) đang chỉnh lý bộ xương ở Phia Vài (Na Hang, Tuyên Quang).  
Cũng theo PGS.TS Nguyễn Lân Cường, xác ướp nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là thi hài của một người phụ nữ ở Mã Vương Đôi (đời Hán) sống cách ngày nay khoảng 2.000 năm. Người phụ nữ này được được rút hết các nội tạng, thay vào chất lỏng thủy ngân. Bà được quấn thêm 13 lớp vải, sau đó được bỏ vào một cái quan tài chứa chất sát trùng. Chiếc quan tài này lại được bỏ vào chiếc quan tài khác. Tất cả được chôn thẳng đứng trong một cái hố sâu 15m phía trên chèn than gỗ, tro và đất sét mịn để nước không thấm qua. Nhờ vậy, xác không bị thối rữa và vẫn mềm mại.

Xác ướp của Việt Nam trên dưới 300 năm tuổi

PGS.TS Nguyễn Lân Cường hiện được coi là nhà cổ nhân học kỳ cựu nhất của Việt Nam. Ông đã nghiên cứu tới 800 bộ xương người cổ, cùng các đồng nghiệp khai quật nhiều mộ xác ướp hay còn gọi là "mộ trong quan ngoài quách", có niên đại vài trăm năm". Ông Cường kể: "Chiếc mộ tôi khai quật trên Vườn Đào (phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, TP Hà Nội) vào tháng 5/2006 là một trong những ngôi mộ tiêu biểu cho thuật ướp xác ở nước ta. Về căn bản họ ướp xác bằng yếm khí kết hợp với tinh dầu tự nhiên. Tôi tuốt toàn bộ quần áo, rồi đem sấy khô, sau đó mới tách từng lớp áo. Có lẽ vì vậy mà chúng tôi đã thu được một số chiếc áo còn gần như nguyên vẹn".
Di hài của cụ ông khai quật tại vườn đào Nhật Tân. Ảnh: Nguyễn Lân Cường.
 Di hài của cụ ông khai quật tại vườn đào Nhật Tân. Ảnh: Nguyễn Lân Cường.
Ông Cường đếm được trên thi thể xác ướp có 23 chiếc áo, 2 chiếc quần. Quần áo được may bằng các chất liệu khác nhau như gấm, lụa, sa tanh, phin. Chiếc áo trong cùng là bé nhất rồi to dần lên. Trong quan tài có hàng chục chiếc gối bông, bọc bằng vải thô chèn trong quan tài.

Xác ướp ở Vườn Đào lần đầu tiên PGS.TS Nguyễn Lân Cường phát hiện được găng tay bằng sa tanh, có đầy đủ cả năm ngón. Đặc biệt, trong quan tài có một túi nhỏ đựng 20 chiếc răng nhuộm đen được cho là của ông lão bị gãy trước lúc mất. Qua hiện vật trên thi thể có thể xác định đây là xác ướp của một cụ ông giàu có.
Ngôi mộ ở Vườn Đào có niên đại thời Hậu Lê cách ngày nay khoảng trên dưới 300 năm. Loại mộ này có nhiều ở miền Bắc Việt Nam.

Rùng mình “thú” ăn thịt xác ướp thời cổ đại

Rùng mình “thú” ăn thịt xác ướp thời cổ đại
Thời xưa, xác ướp được thầy thuốc sử dụng như là những thảo dược để điều chế thuốc điều trị cho bệnh nhân mắc các chứng nan y. Những nhà bào chế thuốc đem xác ướp chia thành nhiều phần, dưới dạng cao đèn hoặc đem lấy tro, bột của những xác ướp đã bị hỏa thiêu dùng làm nguyên liệu.

Những xác ướp đã đi vào huyền thoại

Những xác ướp đã đi vào huyền thoại
Xác ướp của một nam giới trưởng thành người Hy Lạp được đặt tên là Ginger bởi nó còn nguyên mái tóc vàng và bộ móng tay, chân. Nó là một trong 6 xác ướp tự nhiên tuyệt vời nhất được khai quật vào những năm cuối thế kỷ XIX. Người ta tìm thấy thi hài của người đàn ông này tại một ngôi mộ nông ở sa mạc Ai Cập. Nó được trưng bày tại Bảo tàng Anh kể từ năm 1901 đến nay.
 Xác ướp của một nam giới trưởng thành người Hy Lạp được đặt tên là Ginger bởi nó còn nguyên mái tóc vàng và bộ móng tay, chân. Nó là một trong 6 xác ướp tự nhiên tuyệt vời nhất được khai quật vào những năm cuối thế kỷ XIX. Người ta tìm thấy thi hài của người đàn ông này tại một ngôi mộ nông ở sa mạc Ai Cập. Nó được trưng bày tại Bảo tàng Anh kể từ năm 1901 đến nay.

Theo các chuyên gia khảo cổ, Ginger sống trong khoảng thời gian năm 3400 trước công nguyên hoặc có thể sớm hơn. Vào thời đó, kỹ thuật ướp xác tự nhiên chưa phát triển. Thi thể người chết thường chỉ đặt tại những phần mộ tối và tiếp xúc trực tiếp với cát nóng và khô khiến cho nước trong thi hài rút cạn kiệt. Từ đó, xác ướp được bảo quản rất tốt, đến nay vẫn còn gần như nguyên vẹn.
 Theo các chuyên gia khảo cổ, Ginger sống trong khoảng thời gian năm 3400 trước công nguyên hoặc có thể sớm hơn. Vào thời đó, kỹ thuật ướp xác tự nhiên chưa phát triển. Thi thể người chết thường chỉ đặt tại những phần mộ tối và tiếp xúc trực tiếp với cát nóng và khô khiến cho nước trong thi hài rút cạn kiệt. Từ đó, xác ướp được bảo quản rất tốt, đến nay vẫn còn gần như nguyên vẹn.

Hatshepsut là một trong rất ít nữ Pharaoh nổi tiếng nhất thời cổ đại. Bà là người trị vì Ai Cập trong khoảng hai thập kỷ và thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng tuyến đường thương mại mới có giá trị cho đến khi qua đời năm 1458 trước Công nguyên.
 Hatshepsut là một trong rất ít nữ Pharaoh nổi tiếng nhất thời cổ đại. Bà là người trị vì Ai Cập trong khoảng hai thập kỷ và thực hiện nhiều công trình, dự án xây dựng tuyến đường thương mại mới có giá trị cho đến khi qua đời năm 1458 trước Công nguyên.

Nhà khảo cổ học Howard Carter cùng với nhóm của ông đã phát hiện ra lăng mộ của nữ hoàng này tại thung lũng các vị vua Ai Cập vào năm 2007. Sau khi kiểm tra, phân tích xác ướp, các chuyên gia cho rằng, nữ vương này có thể bị chết do kem dưỡng da có chứa độc tố.
 Nhà khảo cổ học Howard Carter cùng với nhóm của ông đã phát hiện ra lăng mộ của nữ hoàng này tại thung lũng các vị vua Ai Cập vào năm 2007. Sau khi kiểm tra, phân tích xác ướp, các chuyên gia cho rằng, nữ vương này có thể bị chết do kem dưỡng da có chứa độc tố.

Nhà khảo cổ Howard Carter, George Herbert, Earl Carnaryon V đã phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1922. Ngoài xác ướp gần như còn nguyên vẹn, khu hầm mộ còn có nhiều đồ trang sức quý giá bằng vàng ròng. Ông là một trong những Pharaoh nổi tiếng, quyền lực nhất của Ai Cập cổ đại.
 Nhà khảo cổ Howard Carter, George Herbert, Earl Carnaryon V đã phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamun vào năm 1922. Ngoài xác ướp gần như còn nguyên vẹn, khu hầm mộ còn có nhiều đồ trang sức quý giá bằng vàng ròng. Ông là một trong những Pharaoh nổi tiếng, quyền lực nhất của Ai Cập cổ đại.

Vua Tutankhamun sinh năm 1341 trước Công nguyên và qua đời năm 1323 trước Công nguyên. Một số người cho rằng, vị Pharaoh 19 tuổi đã bị ám sát. Trong khi đó, số khác lại cho rằng ông qua đời do một tai nạn ngẫu nhiên.
 Vua Tutankhamun sinh năm 1341 trước Công nguyên và qua đời năm 1323 trước Công nguyên. Một số người cho rằng, vị Pharaoh 19 tuổi đã bị ám sát. Trong khi đó, số khác lại cho rằng ông qua đời do một tai nạn ngẫu nhiên.

Xác ướp Vua Ramesses II (sinh năm 1279- mất năm 1213 trước công nguyên) là một trong những thi hài được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Rameses II là Pharaoh Ai Cập thứ 3 thuộc vương triều thứ 19 và được mọi người biết đến với tên gọi khác là Rameses Đại đế. Ông bắt đầu nhiếp chính từ khi mới 14 tuổi và ngồi vững trên ngai vàng cho đến năm 90 tuổi.
 Xác ướp Vua Ramesses II (sinh năm 1279- mất năm 1213 trước công nguyên) là một trong những thi hài được bảo quản tốt nhất trên thế giới. Rameses II là Pharaoh Ai Cập thứ 3 thuộc vương triều thứ 19 và được mọi người biết đến với tên gọi khác là Rameses Đại đế. Ông bắt đầu nhiếp chính từ khi mới 14 tuổi và ngồi vững trên ngai vàng cho đến năm 90 tuổi.

Năm 1881, các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp vua Ramesses II tại nơi bí ẩn ở Deir el-Bahri, Ai Cập. Theo giới chuyên gia, ông có khoảng 100 người con và là người xây dựng nhiều công trình nổi tiếng gồm: ngôi đền Abu Simbel, Abydos, Ramesseum, Luxor và Karnak.
 Năm 1881, các nhà khảo cổ phát hiện xác ướp vua Ramesses II tại nơi bí ẩn ở Deir el-Bahri, Ai Cập. Theo giới chuyên gia, ông có khoảng 100 người con và là người xây dựng nhiều công trình nổi tiếng gồm: ngôi đền Abu Simbel, Abydos, Ramesseum, Luxor và Karnak.

Năm 1996, đoàn khảo cổ phát hiện ra Thung lũng ác xác ướp vàng tại ngôi làng Bawiti thuộc ốc đảo Bahriya, Ai Cập (cách Thủ đô Cairo gần 400 km về phía Tây Nam).
 Năm 1996, đoàn khảo cổ phát hiện ra Thung lũng ác xác ướp vàng tại ngôi làng Bawiti thuộc ốc đảo Bahriya, Ai Cập (cách Thủ đô Cairo gần 400 km về phía Tây Nam).

Các nhà khảo cổ đã tìm ra hàng trăm xác ướp và tin rằng, nơi đây có thể chôn cất hơn 10.000 thi thể dưới cát thuộc các tầng lớp: thượng lưu, trung lưu và cả dân nghèo.
 Các nhà khảo cổ đã tìm ra hàng trăm xác ướp và tin rằng, nơi đây có thể chôn cất hơn 10.000 thi thể dưới cát thuộc các tầng lớp: thượng lưu, trung lưu và cả dân nghèo.

Hai nữ cướp biển chuyên săn lùng “của quý” đàn ông

Hai nữ cướp biển chuyên săn lùng “của quý” đàn ông
Vào cuối thế kỷ XVII-XVIII, cặp đôi cướp biển Anne Bonney và Mary Read vô cùng nổi tiếng bởi sắc đẹp và sự tàn độc, khát máu của mình. Hai ả trở thành những nữ tướng cướp khét tiếng chuyên săn lùng "của quý" của đàn ông. Họ đã giết không biết bao nhiêu người trong những trận cướp bóc đẫm máu.
Vào cuối thế kỷ XVII-XVIII, cặp đôi cướp biển Anne Bonney và Mary Read vô cùng nổi tiếng bởi sắc đẹp và sự tàn độc, khát máu của mình. Hai ả trở thành những nữ tướng cướp khét tiếng chuyên săn lùng "của quý" của đàn ông. Họ đã giết không biết bao nhiêu người trong những trận cướp bóc đẫm máu. 

Tin mới