Bên trong “vùng đất chết” Chernobyl sau 34 năm thảm kịch hạt nhân
(Kiến Thức) - Cách đây 34 năm, thảm kịch hạt nhân tồi tệ xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine. Theo đó, toàn bộ người dân được sơ tán và Chernobyl trở thành "vùng đất chết" u ám, rùng rợn.
Tâm Anh (theo DM)
Xem toàn bộ ảnh
Cho đến nay, "vùng đất chết" Chernobyl vẫn khiến nhiều người ám ảnh bởi quá khứ "đen tối". Sự việc xảy ra vào ngày 26/4/1986. Khi ấy, lò phản ứng số 4 thuộc nhà máy điện nguyên tử Chernobyl ở thành phố Pripyat, Ukraine phát nổ. Vụ nổ làm phát tán một số lượng lớn các hạt phóng xạ từ nhà máy lan rộng ra nhiều vùng xung quanh. Trong ảnh là phòng điều khiển số 4 - nơi bắt nguồn thảm họa hạt nhân năm 1986.
Theo các chuyên gia, lượng phóng xạ trong vụ nổ ở lò phản ứng số 4 phát tán ra môi trường lớn gấp 400 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. Cơ quan Nguyên tử Quốc tế (IAEA) đánh giá thảm họa hạt nhân Chernobyl ở cấp độ 7 theo thang INES. Trong ảnh là phòng điều khiển số 3 thuộc nhà máy điện nguyên tử Chernobyl.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa, hàng chục ngàn người dân ở Pripyat được sơ tán đến nơi an toàn. Chernobyl cũng trở thành một trong những vùng đất nguy hiểm, chết chóc nhất thế giới.
34 năm sau thảm họa hạt nhân, "vùng đất chết" Chernobyl và khung cảnh tan hoang, lạnh lẽo ở Pripyat khiến nhiều người rùng mình ớn lạnh.
Những tòa nhà ở Pripyat trở nên hoang tàn sau nhiều năm bị bỏ hoang.
Biểu tượng búa liềm trên nóc một công trình cao tầng ở Pripyat trở nên hoen gỉ sau khi nơi đây trở thành "vùng đất chết" không có người sinh sống.
Sau hơn 3 thập kỷ bỏ hoang, nhiều tòa nhà ở Pripyat xuống cấp và bị hư hại nặng.
Những ô cửa kính nhiều màu sắc trong một tòa nhà bị vỡ. Dưới sàn nhà là những mảnh gỗ, bụi bặm phủ kín.
Một con búp bê bị bỏ lại trong nhà trẻ ở Pripyat.
Cỏ dại mọc um tùm, vây lấn các tòa nhà ở Pripyat.
Mời độc giả xem video: Iran tuyên bố sẽ trả đũa vụ sát hại nhà khoa học hạt nhân. Nguồn: VTV24.