Bệnh đông máu ở phụ nữ có thai: hiếm nhưng nguy hiểm

(Kiến Thức) - Tình trạng đông máu không chỉ xuất hiện ở phụ nữ có thai mà còn kéo dài 12 tuần sau khi sinh.

Tình trạng đông cầm máu thường xuất hiện ở phụ nữ có thai, đặc biệt là khi thai ở 3 tháng cuối. Trong một nghiên cứu mới nhất, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, tình trạng này còn có thể kéo dài ít nhất 12 tuần sau khi sinh.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên 1,6 triệu phụ nữ đã sinh con ở bệnh viện California (Mỹ) từ năm 2005 đến 2010. Trong số đó thì có tới hơn 1000 phụ nữ bị đông máu và diễn ra tình trạng đông cầm máu, thậm chí có người còn bị đột quỵ, đau tim hoặc huyết khối trong tĩnh mạch tăng cao.
Các nhà khoa học còn chứng minh rằng nguy cơ hình thành các cục máu đông cao đến đỉnh điểm trong khoảng thời gian sinh nở. Ở thời điểm này, rủi ro gặp phải hiện tượng đông máu cao hơn gấp 11 lần so với bình thường. Sau khi sinh từ 6 đến 12 tuần, tỷ lệ này vẫn tăng cao và nguy cơ hình thành máu đông vẫn rất cao ở phụ nữ. Tình trạng này chỉ giảm dần đi từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 18 sau khi sinh.
 
Triệu chứng của hiện tượng máu đông ở phụ nữ có thai có thể phát hiện ra như: đau ngực, khó thở, sưng hoặc đột ngột bị đau ở một chân. Bác sỹ Hooman Kamel, trợ lý giáo sư về thần kinh tại Weill Cornell Medical College (New York) cho biết: “Mặc dù đây chỉ là những hiện tượng rất hiếm, nhưng nó rất có thể sẽ gây ra hậu quả khôn lường nếu bạn không phát hiện sớm. Điều này cần sự tinh ý và chuyên môn cao từ các bác sỹ”.
Giải thích cho hiện tượng đông máu ở phụ nữ có thai, ông Hooman Kamel cho biết: “Các cục máu đông thường phát triển trong suốt thai kỳ và khi sinh nở ở phụ nữ là do sự gia tăng của hormone estrogen và sự thay đổi trong tĩnh mạch phụ nữ. Sau khi sinh xong, các hormone chưa thể bình thường ngay lập tức nên hiện tượng này sẽ còn diễn ra, nhưng dần giảm đi trong các tháng sau đó”.
Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần đi khám thai theo đúng lịch của bác sỹ để bảo vệ mình và đứa con của mình.

Phân biệt ung thư đại tràng và các bệnh lý khác

(Kiến Thức) - Ung thư đại tràng là loại ung thư gây tử vong thứ 2 sau ung thư phổi. Trên lâm sàng thường nhầm ung thư đại tràng với một số bệnh khác nên cần biết cách chẩn đoán, xét nghiệm để phân biệt.

Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.
Viêm đại tràng mạn, hội chứng lỵ: Ở nước ta bệnh lý nhiễm khuẩn và ký sinh vật đường ruột thường phổ biến và để lại những di chứng kéo dài, do đó thường đổ tội cho viêm đại tràng mạn tính do lỵ amíp, mà mất cảnh giác với ung thư.
Những nguyên nhân gây chảy máu tươi: Trĩ, polyp, u mạch do quá sản mao mạch ruột, những nguyên nhân trên đôi khi rất khó phát hiện khi chúng ở trên cao, chụp X-quang có khi cũng không phát hiện được, phải soi đại tràng ống mềm, làm đồng vị phóng xạ hoặc chụp động mạch treo mới thấy được.

Nhật ký của bệnh nhân ung thư vú qua ảnh

(Kiến Thức) - “Bốn tháng hóa trị đã khiến mái tóc của tôi rụng hết và còn làm cho tứ chi tạm thời mất cảm giác”, nữ bệnh nhân ung thư vú chia sẻ.

Nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Adriene Hughes, hiện 48 tuổi, đã chụp lại toàn bộ quá trình mình được chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư vú hồi năm 2004. Adriene kể lại câu chuyện của mình thông qua các hình ảnh chụp lại những thời điểm quan trọng trong cuộc hành trình chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của mình.
Nữ nhiếp ảnh gia người Mỹ Adriene Hughes, hiện 48 tuổi, đã chụp lại toàn bộ quá trình mình được chẩn đoán và điều trị căn bệnh ung thư vú hồi năm 2004. Adriene kể lại câu chuyện của mình thông qua các hình ảnh chụp lại những thời điểm quan trọng trong cuộc hành trình chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo của mình.
Sau khi tôi được chẩn đoán bị ung thư vú, tôi đã có một cuộc kiểm xem liệu khối u đã lan rộng tới mức nào.
 Sau khi tôi được chẩn đoán bị ung thư vú, tôi đã có một cuộc kiểm xem liệu khối u đã lan rộng tới mức nào.

Tin mới