Theo các nhà khoa học của Đại học London trong ấn phẩm nghiên cứu đăng trong Tạp chí ‘The Lancet”- đã nhấn mạnh rằng : "Các mối đe dọa do biến đổi khí hậu là rất lớn và có thể làm mất đi những lợi ích của sự phát triển trong 50 năm qua ". Sau đây là toàn cảnh về vấn đề này
Sự nóng lên của Trái Đất. Theo Viện Theo dõi Y tế Quốc gia Pháp, nắng nóng đã ảnh hưởng đến sức khỏe con người và đây là vấn đề cần được quan tâm. Chúng ta nhớ lại ở Pháp năm 2003 chỉ trong vài ngày đã có đến 15.000 người chết, năm 2006 có 2.000 người chết vì vậy cần có những những biện pháp để làm giảm ca tử vong trong những đợt nắng nóng cao điểm.
Các thiên tai xảy ra thường xuyên hơn; Các đợt bão lụt, hạn hán ngày càng tăng. Những vùng bị ảnh hưởng sẽ bị thiếu lương thực, nước uống, nhà cửa bị phá hủy và có nguy cơ dịch tiêu chảy bùng phát và có khoảng 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi chết mỗi năm ( Theo Tổ chức Y tế Thế giới).
Cơ sở hạ tầng, trạm y tế cũng bị ảnh hưởng và làm giảm khả năng tiếp cận chăm sóc, điều trị y tế của người dân và điều này không chỉ ảnh hưởng đến những trường hợp cấp cứu mà còn ảnh hưởng đến chăm sóc cho các bệnh nhân bị bệnh mãn tính, tiêm chủng, thai sản…
Nhiều dịch bệnh bùng phát do biến đổi khí hậu. |
Các khu vực bị bệnh sốt rét, sốt xuất huyết hoành hành lan rộng thêm. Sự nóng lên của Trái Đất tạo điều kiện thuận lợi cho sự lây lan các bệnh truyền nhiễm (sốt rét, sốt xuất huyết) do muỗi, ve. Tuy nhiên còn có nhiều yếu tố khác tác động. Đô thị hóa, độ ẩm môi trường, lối sống người dân… cũng đã có những ảnh hưởng nhất định
Ô nhiễm không khí và các bệnh hô hấp. Ô nhiễm không khí là yếu tố nguy cơ thứ 5 cho bệnh tật và tử vong trên toàn cầu, sau thuốc lá nhưng trước béo phì. Nó gây tử vong cho 7 triệu người trên thế giới (42 ngàn người ở Pháp) bởi các bệnh hô hấp, tim mạch và ung thư. Nồng độ của khí ozone và các hạt mịn, những thứ làm trầm trọng thêm bệnh lý tim mạch và hô hấp, tăng lên cùng với nhiệt độ, được nhắc đến trong báo cáo của Hiệp hội Chuyên gia về Bệnh Phổi (SPLF,FFP).
Một nghiên cứu ở 9 thành phố lớn của Pháp, ước tính rằng tỷ lệ tử vong tăng từ 1% lên 3% trong 2 ngày sau đỉnh điểm của ô nhiễm không khí. Nhưng chính sự ô nhiễm « nền » (tồn tại hàng ngày) là có tác hại lớn nhất : ước tính khoảng 7% số ca nhập viện và tử vong là do ô nhiễm không khí trầm trọng, trong khi đó có đến 93% là do sự ô nhiễm « nền » (các hạt mịn đường kính 10 micromet).
Một nghiên cứu ở Hà Lan được đăng trên tạp chí The Lancet kết luận rằng đối với bệnh lý mạn tính như hen suyễn, suy hô hấp mạn, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cần phải xem xét những tình trạng làm nặng lên ô nhiễm không khí, sự tiếp xúc thường xuyên từ lúc nhỏ sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh (chủ yếu là hen suyễn).
Bệnh dị ứng và phấn hoa. Sự kết hợp các yếu tố làm dị ứng trở nên trầm trọng hơn, nhiệt độ cao làm tăng sự thụ phấn của cây trong khi ô nhiễm không khí làm nặng thêm các triệu chứng bệnh. Các thành phần dễ bay hơi gắn vào các hạt phấn, làm nó đi sâu được vào cơ quan hô hấp, tạo ra hiệu ứng “đòn bẩy” trong phản ứng của sinh vật. Nếu viêm mũi nặng có thể biến mất, nhưng có thể tạo ra cơn hen cấp - cực kỳ nguy hiểm.