Bệnh nhân 1440 xét nghiệm 9 lần dương tính nCoV có bất thường?

Bệnh nhân 1440 không có triệu chứng ho, sốt hay khó thở nhưng kết quả xét nghiệm 9 lần liên tiếp đều dương tính với SARS-CoV-2.

Bệnh nhân 1440, 33 tuổi, quê ở huyện Mang Thít, Vĩnh Long là trường hợp nhập cảnh trái phép từ Myanmar về Việt Nam, được Bộ Y tế công bố ca bệnh chiều 26/12. Bệnh nhân sau đó được chuyển cách ly, điều trị tại Bệnh viện Lao và bệnh phổi tỉnh Vĩnh Long trong tình trạng sức khoẻ ổn định.

Từ khi nhập viện đến nay, bệnh nhân không có triệu chứng ho, sốt, khó thở, tuy nhiên kết quả xét nghiệm 9 lần liên tiếp dương tính với SARS-CoV-2.

Trao đổi với VietNamNet, BS Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, trường hợp dương tính nhiều lần như bệnh nhân 1440 không quá hiếm.

Cán bộ xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên các mẫu bệnh phẩm. Ảnh: Lê Bảo - Minh Thùy

Trên thế giới đã ghi nhận rất nhiều bệnh nhân dương tính kéo dài. Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trong số gần 400 bệnh nhân điều trị từ cuối tháng 1/2020 đến nay, đã có hơn 10 trường hợp dương tính từ 8-12 lần.

Cá biệt, trường hợp bệnh nhân số 6 là N.T.D. ở Vĩnh Phúc có thời gian xét nghiệm lên tới gần 4 tháng, có thời điểm bệnh nhân được xuất viện, đang trên đường về nhà lại được gọi quay lại bệnh viện để cách ly.

BS Cấp cho biết, thông thường sau khi nhiễm virus SARS-CoV2 sau khoảng 3-7 ngày, cơ thể bắt đầu sinh kháng thể để trung hòa virus nên hầu hết các trường hợp virus sẽ bị loại bỏ hoàn toàn trong vòng 2 tuần.

Tuy nhiên cũng có trường hợp dương tính kéo dài hoặc đã âm tính rồi lại tái dương tính. Có nhiều giả thiết được đưa ra để giải thích tình trạng này:

Thứ nhất, virus SARS-CoV-2 trong cơ thể bệnh nhân đã ngừng hoạt động nhưng một số mảnh vật liệu di truyền vẫn còn tồn lưu trong mô. Khi lấy mẫu xét nghiệm, những mảnh vật liệu di truyền này làm kết quả dương tính.

Thứ hai, đặc tính riêng của họ coronavirus có cơ chế lẩn trốn miễn dịch. Khi virus xâm nhập vào tế bào, chúng chỉ đạo tế bào tổng hợp nên các protein cho chúng và sao chép vật liệu di truyền (ARN) của chúng.

Sau đó các protein gắn vào màng túi Golgi của tế bào tạo thành vỏ virus, lắp ráp với ARN và protein N của virus tạo thành virus hoàn chỉnh giải phóng ra ngoài. Một số virus có bất thường trong tổng hợp các protein màng nên khi lắp ráp tạo ra các virus không hoàn chỉnh và không thể phóng thích khỏi tế bào.

Do đó chúng tạo ra các tế bào khổng lồ chứa đầy virus không hoàn chỉnh và khi những tế bào này chết rụng ra thì mẫu xét nghiệm chứa các tế bào này vẫn cho kết quả dương tính dù chúng không mang virus hoàn chỉnh và không thể lây truyền.

Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu khá nhiều trường hợp dương tính kéo dài hoặc tái dương tính và chưa ghi nhận trường hợp nào gây lây nhiễm ra cộng đồng. Nuôi cấy virus từ các mẫu bệnh phẩm từ những người này cũng không thấy virus hoạt động.

“Tuy nhiên, những cơ chế trên đều là những giả thuyết chưa được khẳng định chắc chắn. Do đến nay hiểu biết về virus SARS-CoV-2 còn chưa đầy đủ, chưa xác định được mốc thời gian chính xác sau bao lâu virus ngừng hoạt động trong cơ thể người. Do vậy, những trường hợp dương tính kéo dài vẫn cần thận trọng giữ lại cách ly để tránh nguy cơ cho người còn virus hoạt động ra ngoài cộng đồng”, BS Cấp chia sẻ.

Theo phác đồ điều trị Covid-19 mới nhất của Bộ Y tế, bệnh nhân phải có 3 lần xét nghiệm âm tính liên tiếp, mỗi lần xét nghiệm cách nhau ít nhất 24 giờ mới đủ điều kiện xuất viện (trước đây chỉ quy định xét nghiệm 2 lần).

Theo Bộ Y tế, việc xét nghiệm 3 lần âm tính sẽ hạn chế các trường hợp tái dương tính trở lại như trước đây.

Phát hiện thêm 2 ca mắc COVID-19 mới ở Hải Dương, Quảng Nam

(Kiến Thức) - Bản tin lúc 6h ngày 17/8 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận thêm 2 ca mắc mới COVID-19, trong đó tại Hải Dương 1 ca, tại Quảng Nam 1 ca. Hiện Việt Nam có 964 bệnh nhân

Bệnh nhân 963 (BN963): Nam, 30 tuổi, Tân Bình, thành phố Hải Dương.

Ngày 03/8/2020, bệnh nhân ăn tối tại nhà hàng ở phường Phạm Ngũ Lão, Thành phố Hải Dương (nơi đã được xác định có ổ dịch COVID-19 sau đó).

BN416 ở Đà Nẵng rất nặng, nhiều triệu chứng giống phi công Anh

Trong số 20 bệnh nhân COVID-19 nặng có 7 bệnh nhân nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Bệnh nhân 416, ca bệnh Covid-19 đầu tiên trong đợt dịch ở Đà Nẵng này hiện có nhiều triệu chứng giống bệnh nhân 91 là phi công người Anh.

Thông tin tại cuộc hội chẩn trực tuyến toàn quốc điều trị ca bệnh COVID-19 nặng chiều muộn ngày 18-8 cho biết hiện cả nước có hơn 400 bệnh nhân mắc COVID-19 đang điều trị tại hơn 20 cơ sở khám, chữa bệnh.

Theo bác sĩ Cao Hưng Thái, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), trong số các ca bệnh hiện đang có 20 ca COVID-19 rất nặng và nguy kịch, trong đó 13 ca tiên lượng rất nặng và 7 ca rất nguy kịch, có thể tử vong bất cứ lúc nào. Những ca bệnh này đều có nhiều bệnh lý nền như tiểu đường, tăng huyết áp, suy thận mạn, ung thư... Một số ca phải can thiệp ECMO ngay từ khi xác định mắc COVID-19.

Tin mới