Bệnh nhân 22 dương tính trở lại có thể là người lành mang trùng

Các chuyên gia cho rằng trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại sau khi xuất viện có thể là hiện tượng người lành mang trùng.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết trường hợp bệnh nhân số 22 cho kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dương tính sau khi khỏi bệnh không được gọi là tái nhiễm, mà có thể là người lành mang trùng.
Người bị nhiễm virus khi hết bệnh đa số thành người bình thường, không còn khả năng phát tán virus. Một số nhỏ có thể chuyển sang người lành mang trùng, không triệu chứng nhưng mang virus trong người.
Người lành mang trùng có thể lây virus cho người khác?
Theo phân tích của bác sĩ Khanh, tái nhiễm là khi người bệnh xuất hiện trở lại các triệu chứng đau họng, sốt, ho. Trường hợp người bệnh được lấy dịch phết họng và tìm thấy virus có nghĩa là họ từ người hết bệnh chuyển qua người lành mang trùng.
"Trường hợp này trong y văn có ghi nhận, nghĩa là sau khi hết bệnh, họ chưa đẩy hết virus ra ngoài và trở thành người mang trùng. Đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy virus đang thích nghi với chúng ta", bác sĩ Khanh thông tin.
Người lành mang trùng thường không có triệu chứng hoặc đã hết triệu chứng nhưng vẫn còn chứa virus trong mũi, họng. Về mức độ phát tán của virus ra ngoài, chuyên gia này nhận định cần phải có thời gian nghiên cứu thêm nhưng khả năng lây nhiễm cho người khác là có. Các triệu chứng càng rõ ràng việc lây nhiễm càng nhiều hơn.
Benh nhan 22 duong tinh tro lai co the la nguoi lanh mang trung
Hiện tượng người khỏi bệnh vẫn còn mang virus được gọi là người lành mang trùng. Ảnh: Việt Linh. 
Bác sĩ Khanh cho rằng nếu có hiện tượng này, chắc chắn việc phòng ngừa phải chặt chẽ hơn. Chúng ta phải đề phòng người hết bệnh, đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Bởi họ có thể chuyển sang người lành mang trùng.
Ngoài ra, sau khi xuất viện, người khỏi bệnh vẫn là phải tuân thủ phòng hộ cá nhân, mang khẩu trang, rửa tay, che giọt bắn và hạn chế tiếp xúc với người khác nhất là người có nguy cơ.
Bên cạnh đó, trao đổi với Zing, một chuyên gia truyền nhiễm cho rằng hiện tại chưa có đủ thông tin để đưa ra kết luận về trường hợp này.
Ông cho rằng bệnh nhân có thể tái phát, có thể tái nhiễm hoặc chưa hoàn toàn âm tính, bởi hiện tượng 1-2 lần âm tính rồi dương tính trở lại khá phổ biến. Ngoài ra, một nguyên nhân khác có thể là kỹ thuật xét nghiệm kém nhạy.
Tiếp tục xét nghiệm cho bệnh nhân sau khi xuất viện
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Trưởng khoa Y tế Công cộng và Điều dưỡng, Đại học Quang Trung, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cũng nhận định việc một người đã âm tính với virus SARS-CoV-2 sau đó lại dương tính có nhiều yếu tố.
Ông nhận định có thể người đó chưa khỏi bệnh, chưa hết virus hoặc việc lấy mẫu có đạt chuẩn 100% không. Điều đó phụ thuộc vào việc vận chuyển đi lại về nơi xét nghiệm, kỷ luật của từng cá nhân, đặc biệt trong quá trình lấy mẫu. Chuyên gia cho rằng phải xét nghiệm 3 lần mới có thể khẳng định kết quả. PGS Nga cũng cho biết khả năng người bệnh sau khi được điều trị, 3 lần âm tính lại dương tính là rất ít. Trong trường hợp có xảy ra, tải lượng virus để lây cho người khác cũng rất thấp.
Thạc sĩ Nguyễn Phương Anh, nghiên cứu viên Phòng Thí nghiệm Cúm, khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho hay những ca mắc Covid-19 ở nước ta, sau khi được điều trị và xét nghiệm âm tính 2 lần với SARS-CoV-2, sẽ được công nhận khỏi bệnh. Tuy nhiên, trên thế giới, nhiều trường hợp bệnh nhân khỏi bệnh, về nhà, sau đó xét nghiệm lại dương tính.
"Câu hỏi đặt ra là bệnh nhân đó đã hoàn toàn khỏi bệnh hay chưa, virus đã được thải ra ngoài hay sau khi về họ lại lây nhiễm từ cộng đồng. Do đó, chúng tôi phải giám sát những trường hợp này, nhất là trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp. Khi bệnh nhân về nhà, chúng tôi vẫn kết hợp với CDC từng khu vực định kỳ lấy mẫu xét nghiệm của bệnh nhân, dù bệnh nhân không có triệu chứng. Mục đích là để khẳng định hoàn toàn địa phương đã chấm dứt dịch và bệnh nhân đó không phải là nguy cơ lây nhiễm sang người khác ở cộng đồng", thạc sĩ Phương Anh nói.
Vì vậy, sau khi ra viện, bệnh nhân sẽ được lấy mẫu 3 ngày/một lần, sau đó, nếu âm tính thì một tuần/lần.
Thạc sĩ Ứng Thị Hồng Trang, nghiên cứu viên Phòng Thí nghiệm Cúm, khoa Virus, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cũng cho biết thêm việc quản lý, lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm liên tục những bệnh nhân này ngoài việc đảm bảo kết quả giám sát chính xác, bảo về cho chính người bệnh, cộng đồng, còn phục vụ công tác nghiên cứu.
"Việc này giúp chúng tôi hiểu biết sâu hơn về tác nhân virus này như lưu hành như thế nào trong chính người bệnh đó, diễn biến ra sao, đã thực sự kết thúc hay vẫn tiếp tục tồn tại âm ỉ rồi bùng phát khi có cơ hội. Một số nghiên cứu khoa học trên thế giới đưa ra rằng trong chất thải của bệnh nhân cũng mang mầm bệnh này nên chúng tôi phải thu thập nhiều loại bệnh phẩm để khẳng định hoàn toàn tình trạng âm/dương tính", thạc sĩ Trang nói thêm.

Bệnh nhân 22 dương tính với COVID-19 sau khi xuất viện ở Đà Nẵng

(Kiến Thức) - Bệnh nhân 22 sau khi được công bố khỏi bệnh và xuất viện tại Đà Nẵng đã di chuyển đến TP HCM để về nước. Ngày 11/4, người này dương tính với COVID-19 khi xét nghiệm tại sân bay.

Tại buổi họp giao ban trực tuyến với Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19 chiều 13/4, Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong đã có báo cáo tình hình dịch bệnh tại TP HCM. Trong đó, thành phố phát hiện trường hợp bệnh nhân 22 dương tính với COVID-19 sau khi xuất viện.

Bệnh nhân COVID-19 thứ 22 được điều trị từ ngày 8/3 đến 27/3 ở Đà Nẵng. Sau khi xét nghiệm cho kết quả âm tính 3 lần, bệnh nhân được xuất viện. Tuy nhiên, khi người này di chuyển từ Đà Nẵng đến TP.HCM để xuất cảnh vào ngày 11/4 thì mẫu xét nghiệm tại sân bay cho kết quả dương tính với COVID-19.

“Do vậy, kết quả ban đầu đạt được vẫn chưa thể đảm bảo chiến thắng cuối cùng”, Chủ tịch TP HCM nhận định.

Benh nhan 22 duong tinh voi COVID-19 sau khi xuat vien o Da Nang
Ảnh minh họa.  
Trước đó, bệnh nhân 22 (60 tuổi, quốc tịch Anh) vào viện ngày 8/3, xét nghiệm các ngày 19, 23 và 25/3 đã cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2. Sở Y tế Đà Nẵng cho biết 3 bệnh nhân này được ra viện ngày 27/3.
Sau khi ra viện, bệnh nhân này tiếp tục được cách ly theo dõi 14 ngày tại quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng. Bệnh nhân 22 là hành khách trên chuyến bay VN0054 từ Anh về Việt Nam, chuyến bay này có chở bệnh nhân thứ 17.
Về tình hình dịch bệnh chung tại TP HCM, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong nhận định thành phố đã kiểm soát tốt dịch. Hiện, TP HCM có 54 ca nhiễm, 40 người đã khỏi bệnh xuất viện. Đặc biệt, từ ngày bắt đầu cách ly xã hội (ngày 1/4), đến nay, thành phố đã có 10 ngày không có ca nhiễm mới.
Bên cạnh đó, các 11.760/12.000 người cách ly tập trung cũng đã hết thời gian cách ly. Chỉ còn 240 trường hợp đang cách ly là những người tiếp xúc gần với các ca bệnh phát hiện gần đây nhất.

Bất ngờ loạt nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày

(Kiến Thức) - Đau dạ dày là vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều người mắc phải, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bất tiện trong cuộc sống. Đau dạ dày có nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân chắc chắn sẽ khiến bạn phải bất ngờ.
 

Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day
 Ăn quá nhiều là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Ảnh: wheystore.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-2
 Khi bạn nạp một lượng lớn thực phẩm một lúc sẽ khiến dạ dày bị quá tải, gây tình trạng đầy hơi, chướng bụng đến mức đau và khó chịu. Ảnh: suagauthailan.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-3
 Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh đau dạ dày là do bạn thường xuyên ăn những món ăn có thể gây tích khí trong bụng. Ảnh: khoahoc.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-4
 Một số món ăn như đậu hay các món có nhiều chất xơ có thể gây tích khí trong bụng, dẫn đến khó tiêu, đầy hơi, đau bụng. Ảnh: googleusercontent.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-5
 Bên cạnh đó, bất kỳ một cơ quan nào thuộc hệ tiêu hóa bị viêm cũng có thể gây đau dạ dày. Ảnh: amazonaws.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-6
 Ví dụ, viêm tuyến tụy - nằm phía sau dạ dày, có thể bị nhầm lẫn với đau dạ dày; viêm ruột thừa cũng có thể được hiểu là đau dạ dày. Ảnh: iwthanoi.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-7
 Một vết loét không được điều trị trên niêm mạc dạ dày (loét) có thể trở nên tồi tệ hơn và tạo ra một lỗ hổng khiến axit dạ dày rò rỉ và bạn sẽ cảm nhận được cơn đau dữ dội sau đó. Ảnh: amazonaws.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-8
 Ngoài ra, máu lưu thông kém cũng là một nguyên nhân khiến bạn bị đau dạ dày. Ảnh: thuocdantoc.
Bat ngo loat nguyen nhan khien ban bi dau da day-Hinh-9
 Khi ăn, máu cần phải lưu thông nhiều hơn đến ruột. Nếu các động mạch ở đường tiêu hóa bị hẹp thì sẽ gây đau dạ dày. Ảnh: mediacdn.
 

Tin mới