Bệnh nhân tim mạch, tăng huyết áp có nên bỏ ăn muối hoàn toàn?

Vì lo lắng ăn mặn có hại cho sức khỏe, nhiều người bệnh tăng huyết áp, tim mạch chuyển sang ăn nhạt tuyệt đối. Việc kiêng khem kỹ càng này có thực sự tốt?

Vai trò của muối trong cơ thể

Natri và Clo, thành phần chủ yếu của muối là 2 nguyên tố có vai trò hết sức quan trọng trong cân bằng thể dịch trong cơ thể, sự tồn tại và hoạt động bình thường của tất cả tế bào, hoạt động chức năng của các cơ quan và bộ phận trong cơ thể.

Ăn thừa muối là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim và nhiều bệnh tim mạch khác. Điều này còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và gây ra rối loạn khác cho sức khỏe. Tại Việt Nam, theo điều tra của Bộ Y tế, dù hầu hết người Việt ăn nhiều muối nhưng chỉ 16% số người được hỏi thừa nhận rằng bản thân ăn mặn.

Ăn nhạt tuyệt đối có thể khiến sức khỏe suy kiệt

Hiện nay, đa số người dân đã nhận thức được việc ăn mặn có thể dẫn tới nhiều bệnh. Tuy nhiên, đối với người bệnh tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận... việc kiêng khem quá mức, ăn nhạt hoàn toàn lại có thể dẫn tới những hậu quả nguy hại cho sức khỏe.

Nếu người bệnh tăng huyết áp kiêng quá mức, chuyển sang ăn nhạt tuyệt đối khiến lượng natri máu giảm. Cơ quan đầu tiên bị ảnh hưởng khi natri máu hạ quá mức bình thường đó là não bộ. Lượng natri thấp làm cho nhu mô não bị phù (phù não) gây các triệu chứng như đau đầu, chóng mặt, mất tập trung, nôn mửa, rối loạn ý thức và nặng hơn là co giật, hôn mê. Các triệu chứng xuất hiện nặng nề nếu hạ natri nhanh và đột ngột.

Benh nhan tim mach, tang huyet ap co nen bo an muoi hoan toan?

 Nếu người bệnh tăng huyết áp kiêng quá mức, chuyển sang ăn nhạt tuyệt đối khiến lượng natri máu giảm. Ảnh: Healthline

Khi natri máu giảm, áp lực thẩm thấu trong lòng mạch máu bị giảm, dẫn đến huyết áp thấp hoặc tụt. Tình trạng huyết áp tụt sẽ làm các cơ quan quan trọng của cơ thể như tim, não, thận, gan, hệ cơ... bị thiếu oxy và các chất dinh dưỡng từ đó làm cho cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.

Natri máu giảm cũng làm cho nước tự do thoát ra ngoài khoảng kẽ dẫn đến hiện tượng phù tay, chân hoặc nặng hơn là phù toàn thân. Hạ natri máu khiến hệ cơ bị suy giảm chức năng. Các biểu hiện bao gồm mỏi cơ, liệt cơ, kiến bò, chuột rút...

Cách kiểm soát lượng muối ăn vào cơ thể

Bác sĩ khuyên người bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận ăn nhạt. Tuy nhiên, nếu ăn nhạt quá mức trong thời gian dài có thể làm lượng muối của cơ thể bị giảm sút và dẫn tới những hậu quả khôn lường. Lượng muối cần ăn là không quá 5gram muối/ngày (tương đương 1 thìa cà phê nhỏ). Hàm lượng được đánh giá là không đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể là dưới 2gram muối/ngày.

Nếu gia đình có 4 người, tổng lượng muối cần dùng là 8gram/ngày x 30 ngày/tháng = 320 gram. Một gói muối sẽ có trong lượng 200 gram. Như vậy, các gia đình chỉ nên sử dụng không quá 2,5 gói trong một tháng.

Tại Bệnh viện Việt Nam - Thuỵ Điển Uông Bí, chế độ ăn dành cho người bệnh tăng huyết áp đều được khống chế lượng muối, nước mắm, bột ngọt, mì chính theo các cách sau:

- Lượng muối, bột canh, mì chính, nước mắm được cân đo từng bữa đảm bảo lượng muối cả ngày dưới 6gram

- Sử dụng nước mắm pha loãng cho các chế độ ăn giảm muối

- Không ướp thực phẩm trước khi chế biến

- Không sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như giò, chả, xúc xích, pate…

- Không thêm muối, mì chính vào nước luộc rau.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngân, Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) 

Bệnh nhân đầu tiên trên thế giới được ghép tim từ mô sống

Một em bé sơ sinh người Mỹ được cấy ghép tim từ mô sống. Các ca trước đây sử dụng mô từ người đã mất nên phải thay thế nhiều lần trong đời.

Cậu bé Owen Monroe sống ở bang North Carolina (Mỹ) chào đời nặng 2,2kg với dị tật thân chung động mạch khi chỉ có 1 động mạch ra khỏi tim thay cho 2 động mạch riêng biệt.

Các bác sĩ đã tách 2 động mạch và thay van tim "bị rò rỉ" bằng cách sử dụng mô sống sẽ phát triển cùng với bệnh nhi, tránh phải phẫu thuật thêm.

Trong các trường hợp tương tự, phẫu thuật viên thường sử dụng mô chết có thể phải thay thế tới 3 lần trước khi trưởng thành và 10 năm một lần sau đó.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song

Ngay khi mới chào đời, Owen đã phải nằm viện điều trị

Theo Daily Mail, cậu bé Owen hiện đã được 4 tháng. Từ sau cuộc phẫu thuật tại Đại học Duke, bé đang lớn lên và đạt mọi cột mốc của một đứa trẻ bình thường. Mẹ của bé, Tayler Monroe, nói, ca phẫu thuật là phép màu đã cứu con trai cô.

Dị tật thân chung động mạch thường là bản án tử đối với trẻ sơ sinh nếu không được phẫu thuật do tim phải làm việc quá sức để đưa chất dinh dưỡng đến mọi ngóc ngách của cơ thể. Tỷ lệ mắc bệnh khá hiếm, dưới 1 ca trong số 10.000 trẻ em Mỹ.

Cha mẹ của Owen, Tayler và Nicholas Monroe, cho biết, họ có ít lựa chọn vì cậu bé có khả năng bị suy tim ngay sau khi sinh. Danh sách chờ đợi để được cấy ghép tim hoàn chỉnh khoảng 6 tháng nhưng Owen không thể chờ lâu tới vậy.

Vì vậy, họ đăng ký tham gia cuộc phẫu thuật thử nghiệm tại Đại học Duke, nơi sẽ sử dụng mô sống để tách các động mạch hợp nhất.

Khoảng 90% trẻ sơ sinh được phẫu thuật bằng cách sử dụng mô từ người đã mất. Các bệnh nhân có thể sống thêm 40 năm.

Nhưng trẻ sẽ cần ít nhất 3 cuộc phẫu thuật khác trước tuổi trưởng thành để thay thế mô do cơ thể phát triển. Sau đó, bệnh nhân có thể phải thay mô mới 10 năm một lần.

Các bác sĩ cũng phát hiện Owen bị hở van tim cần thay thế. Trong ca phẫu thuật, Owen nhận được mô sống và van từ trái tim hiến tặng của một trẻ sơ sinh khác.

Trái tim đó có van khỏe nhưng lại quá yếu để có thể cấy ghép toàn bộ. Các bác sĩ nói rằng nếu không có ca phẫu thuật của Owen, trái tim sẽ không được sử dụng.

Benh nhan dau tien tren the gioi duoc ghep tim tu mo song-Hinh-2

Sau ca phẫu thuật, Owen đã có trái tim khỏe mạnh

Các bác sĩ cho biết Owen đang phát triển bình thường và cha mẹ bé không thể vui mừng hơn.

“Con tôi phát triển khỏe mạnh mang lại rất nhiều hy vọng cho những đứa trẻ phải trải qua tình trạng tương tự”, gia đình Owen chia sẻ.

Tiến sĩ Joseph Turek, bác sĩ tim mạch, người đứng đầu cuộc phẫu thuật, nhận định: “Nếu loại bỏ được việc nhiều lần phẫu thuật tim khi van cũ không phù hợp với sự phát triển của trẻ, chúng ta có thể kéo dài tuổi thọ của đứa trẻ đó thêm hàng chục năm”.

Đi bao nhiêu bước trong 1 phút để tốt nhất cho tim?

Nghiên cứu mới ghi nhận đi bộ nhanh (khoảng 80 bước/phút) có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Bệnh tim là thuật ngữ chung để chỉ các tình trạng liên quan tới tim hoặc mạch máu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, năm 2019 có 17,9 triệu ca tử vong liên quan tới bệnh tim.

Đây được coi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu nhưng nghiên cứu cho thấy mọi người có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Một phân tích mới đánh giá, bạn sẽ cải thiện được sức khỏe tim mạch bằng một việc đơn giản: đi bộ nhanh hằng ngày.

Khuyến nghị này được chia sẻ trên tạp chí JAMA Internal Medicine và JAMA Neurology.

Di bao nhieu buoc trong 1 phut de tot nhat cho tim?

Ảnh minh họa: Aaptiv

Nghiên cứu ghi nhận, đi 10.000 bước mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Các tác giả cũng xác định số bước lý tưởng mỗi phút đem lại lợi ích cho cơ quan bơm máu.

78.500 người trưởng thành có thiết bị theo dõi đeo trên người tham gia khảo sát. Kết quả cho thấy, đi bộ tốc độ nhanh mang lại những lợi ích tuyệt vời.

Đồng tác giả chính, TS Matthew Ahmadi, cho biết: “Vì lợi ích bảo vệ sức khỏe, mọi người không chỉ cần đi 10.000 bước mỗi ngày mà còn nên đi bộ nhanh hơn”.

Bạn nên đi bao nhiêu bước mỗi phút?

Máy đếm bước chân được đeo ở tay 24 giờ một ngày trong hơn một tuần đã giúp các nhà khoa học xác định dữ liệu trên.

Sau khi tính tổng số bước của mỗi người tham gia, các tác giả đã tạo ra 3 nhóm: Đi ít hơn 40 bước/phút, đi hơn 40 bước/phút, đi nhiều bước nhất mỗi phút.

Những người đi khoảng 80 bước/phút có mức giảm nguy cơ mắc bệnh tim nhiều nhất.

Tác giả Emmanuel Stamatakis cho biết: “Mọi người có thể theo dễ dàng theo dõi mình đi được bao nhiêu bước chân nhờ có các ứng dụng và thiết bị theo dõi. Tuy nhiên, hiếm khi mọi người nghĩ về tốc độ bước chân”.

"Phát hiện trên có thể cung cấp các hướng dẫn hoạt động thể chất và phát triển các chương trình sức khỏe cộng đồng hiệu quả nhằm ngăn ngừa bệnh mạn tính".

Mặc dù kết quả cho thấy mối liên hệ giữa giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đi bộ với nhịp độ nhanh, nhưng hiện vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn.

Ngoài ra, còn có nhiều cách điều chỉnh lối sống khác cũng rất hiệu quả. Chế độ ăn uống lành mạnh với trái cây tươi nhiều màu sắc và rau có lợi cho hệ tim mạch của bạn.

Chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên mọi người cắt giảm lượng muối và chất béo bão hòa vì các thành phần này dễ làm tăng huyết áp và cholesterol - cả hai đều được coi là tiền thân của bệnh tim.

Các biện pháp can thiệp khác cũng giúp ích bao gồm bỏ hút thuốc và cắt giảm rượu.

Di bao nhieu buoc trong 1 phut de tot nhat cho tim?-Hinh-2

Mối liên hệ giữa nhịp tim nhanh, chậm và tuổi thọ
Người có tim đập chậm (khoảng 60 lần/phút) sống lâu hơn nhóm có nhịp tim cao.

Di bao nhieu buoc trong 1 phut de tot nhat cho tim?-Hinh-3

Bài kiểm tra bằng ngón tay cái phát hiện nguy cơ bệnh tim
Các nhà khoa học Mỹ nhận định sơ bộ về bệnh phình động mạch chủ dựa trên bài kiểm tra gập ngón cái.

Tin mới