Bệnh nhi bại não phục hồi nhờ tế bào gốc

(Kiến Thức) - Sau 6 tháng điều trị bằng tiêm tế bào gốc, bệnh nhi bại não đã có những tiến triển tốt...

Bệnh nhi bại não phục hồi nhờ tế bào gốc
Ngày 18/9, GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Bệnh viện Vinmec Hà Nội cho biết, kết quả kiểm sức khỏe cho bệnh nhân Bùi Duy Nghĩa (19 tháng tuổi, ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa) sau 4 lần tiêm tế bào gốc trong vòng 6 tháng qua đã có kết quả. Lần tái khám vào giữa tháng 9 này cũng là đánh giá chính thức đầu tiên về kết quả điều trị bằng phương pháp điều trị còn rất mới ở Việt Nam.
Bé Bùi Duy Nghĩa đang tiến triển tốt sau thời gian điều trị bằng tế bào gốc
Bé Bùi Duy Nghĩa đang tiến triển tốt sau thời gian điều trị bằng tế bào gốc 
Cũng theo GS.TS Liêm, khi thấy mẹ gọi, dù chưa phát âm được rõ tiếng, bé Bùi Duy Nghĩa đã có phản xạ quay lại ê a trả lời. Nghe mẹ hát, bé cười. Buổi tối trước khi đi ngủ, 2 anh em bé còn nô đùa mãi rồi mới chịu ngủ. Nằm trên giường chơi, có người chạy ra, bé ngước mắt, xoay người sang hóng chuyện, cười tít mắt, đập tay chân liên hồi. Mỗi bữa bé ăn được 1 bát cơm chứ không chỉ uống sữa như trước. Cơ thể đã nặng 12kg. Cẳng chân đã có da thịt, không còn có xu hướng teo như trước.
BS Vũ Duy Chinh, Khoa Phục hồi chức năng (Bệnh viện Vinmec) nhận định: “Những tiến bộ về tinh thần bé thể hiện rõ ở khả năng tương tác với người khác. Bé cũng phục hồi về thể chất, không còn những cơn co cứng, người không bị vặn vỏ đỗ như trước, tay chân cử động khá linh hoạt. So với hình ảnh bé liên tục gồng cứng, co rút do di chứng của bệnh bại não trước kia, đây là một khoảng cách xa.
Trước khi được ghép tế bào gốc, lúc 10 tháng, bé bị tiêu chảy, sốt cao, co giật, sốc nhiễm trùng. Được cấp cứu và hồi sức tại một bệnh viện lớn, bé đã qua cơn nguy kịch, nhưng do có thời gian bị thiếu oxy lên não nên đã bị di chứng bại não. Từ đó, bé thường xuyên bị co cứng người gây ăn uống khó khăn, khó thở, khó ngủ, mệt mỏi, quấy khóc liên tục. Sau di chứng, bé không còn phản xạ giao tiếp thông thường ở lứa tuổi 10 tháng, không biết hóng chuyện, bi bô, lẫy, bò, ngồi.
Bé Bùi Duy Nghĩa là trường hợp bệnh nhân bại não đầu tiên được Bệnh viện Vinmec chữa trị bằng liệu pháp tế bào gốc.

Ghép tế bào gốc thành công cho ca ung thư máu

Ghép tế bào gốc thành công cho ca ung thư máu
Sau 7 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu, bệnh nhân Hoàng Thị Diệu Thuần (25 tuổi, Quỳ Hợp, Nghệ An) đã được các bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu T.Ư tiến hành ghép tế bào gốc đồng loại, bước đầu mang lại kết quả khá khả quan.

Tế bào gốc trị bệnh teo tóp nửa mặt

Tế bào gốc trị bệnh teo tóp nửa mặt
- Bằng phương pháp lấy mỡ tự thân kết hợp với tế bào gốc không chỉ giúp bệnh nhân làm đầy được các vùng bị teo lõm, nhất là teo nửa mặt mà còn tránh được các biến chứng u cục, ung thư... do bơm silicon gây ra.
Bệnh nhân trước và sau 1 năm được bơm mỡ và tế bào gốc.
Bệnh nhân trước và sau 1 năm được bơm mỡ và tế bào gốc.

Chị N.T.M. (32 tuổi ở Hà Giang) bị teo tóp một bên khuôn mặt. Sau khi được bơm tế bào gốc và mỡ tự thân, khuôn mặt của chị đã trở nên cân đối.

Có nhiều nguyên nhân gây teo lõm tổ chức phần mềm như sau chấn thương, sau chiếu tia xạ, sau cắt bỏ khối u, sau các bệnh lý nhiễm trùng (lao, HIV...). Đặc biệt, đối với bệnh lý bẩm sinh gây teo lõm nửa mặt (hội chứng Parry-Romberg).

Trước đây, để làm đầy tổ chức cho những bệnh nhân bị teo lõm vùng mặt người ta sử dụng dầu paraphine, sau đó là silicon nhưng gây nhiều biến chứng như viêm nhiễm, u cục...
Ngày nay, có nhiều cách tạo hình khác nhau để tăng thể tích phần mềm vùng teo lõm như bơm mỡ tự thân, ghép trung bì mỡ, ghép sụn, xương tự thân, sử dụng các chất liệu độn như silicon, alloderm, hay sử dụng các vạt vi phẫu (vạt bả, vạt cơ lưng to...). Tuy nhiên, chất liệu mỡ tự thân là một chất liệu tốt và thường được sử dụng trong bệnh lý Romberg.

Các bệnh nhân sẽ được hút mỡ ở các vùng có nhiều như đùi, bụng. Sau hút, hỗn hợp mỡ lấy ra bao gồm máu, huyết thanh, tổ chức mỡ. Hỗn hợp này được quay ly tâm bằng máy trong 3 phút với tốc độ 30.000 vòng/phút. Hỗn hợp sau ly tâm sẽ tách được thành phần mỡ riêng.
Đồng thời, các bác sĩ cũng lấy máu để tách tế bào gốc. Sau đó mỡ và tế bào gốc được tiêm vào nơi cần làm đầy bằng xi lanh 1cc, theo nhiều hướng khác nhau. Bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày nếu gây tê tại chỗ hoặc sau 1 ngày nếu gây mê toàn thân. Tế bào gốc sẽ giúp tỷ lệ mỡ sống được cao lên tới 70 - 90%, số lần bơm cũng giảm bớt từ 2 - 3 lần còn 1 - 2 lần.

Tế bào gốc được thu được qua nhiều khâu xử lý, cô đặc máu tĩnh mạch của chính bệnh nhân, có tác dụng giúp trẻ hóa da, làm liền vết thương nhanh, kích thích các mô mới phát triển tốt.

TS Nguyễn Hồng Hà - ThS Nguyễn Mai Anh (Khoa Phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Việt Đức)
[links()]

Điều trị liệt tủy sống bằng tế bào gốc

Điều trị liệt tủy sống bằng tế bào gốc
Với sự hợp tác của Bệnh viện Việt Đức, Công ty CP công nghệ sinh học Trí Phước đã chính thức ra mắt trung tâm nghiên cứu và sản xuất tế bào gốc mô mỡ đầu tiên tại Việt Nam. Trước tiên, trung tâm sẽ triển khai thực hiện kỹ thuật điều trị cho bệnh nhân liệt tủy sống bằng phương pháp cấy tế bào gốc (TBG) từ mô mỡ tự thân.

Tin mới