Bệnh viện Nhi đồng 1 khánh thành Trung tâm Tim mạch Trẻ em ​

Kể từ ngày 1/6/2022, TP HCM chính thức có Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Trung tâm Hồi sức Cấp cứu Nhi đặt tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.

Một vài tháng tới, Trung tâm Sơ sinh, Trung tâm Ngoại khoa tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cũng sẽ đi vào hoạt động.

Benh vien Nhi dong 1 khanh thanh Trung tam Tim mach Tre em  ​
Kể từ ngày 1/6/2022, TPHCM sẽ chính thức có Trung tâm Tim mạch Trẻ em, Trung tâm Hồi sức Cấp cứu Nhi đặt tại Bệnh viện Nhi Đồng 1.  

Trung tâm Tim mạch trẻ em gồm các khoa Nội tim mạch, Ngoại Tim mạch, Đơn vị Thông tim - Điện sinh lý, Hồi sức Ngoại, Hồi sức Tim được hình thành hoàn toàn từ nguồn ngân sách thành phố.

Bệnh viện Nhi đồng 1 đã triển khai phẫu thuật tim hở, thông tim can thiệp và điện sinh lý; triển khai những kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu (như MRI tim, thăm dò điện sinh lý…).

Hiện các chuyên gia tim mạch nhi tại đây còn triển khai phẫu thuật chuyển vị đại động mạch, thất phải 2 đường ra, không lỗ van động mạch phổi, thân chung động mạch, thiểu sản cung động mạch, tim 1 thất…, cũng như can thiệp tim mạch ở trẻ sơ sinh cực non rất nhẹ cân…

Benh vien Nhi dong 1 khanh thanh Trung tam Tim mach Tre em  ​-Hinh-2
Bệnh viện Nhi đồng 1 đã triển khai phẫu thuật tim hở, thông tim can thiệp và điện sinh lý; triển khai những kỹ thuật chẩn đoán chuyên sâu...

PGS.TS Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đến nay Bệnh viện Nhi đồng 1 đã tiến hành phẫu thuật tim hơn 5.000 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh và thực hiện hơn 8.000 trẻ bị bệnh tim mạch được thông tim can thiệp.

Với chương trình phẫu thuật tim kín ra đời đã hạ thấp tỉ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh từ 7,7% xuống còn 2,95%, với chương trình phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp, tỉ lệ tử vong bệnh tim bẩm sinh kể từ năm 2018 chỉ còn dưới 1%.

Bệnh viện Nhi đồng 1 luôn trong tình trạng quá tải với công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức trên 120%, số bệnh nhân ngoại trú trung bình 5.000 - 6.000 lượt/ngày.
Benh vien Nhi dong 1 khanh thanh Trung tam Tim mach Tre em  ​-Hinh-3
 

Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết đó, năm 2016, Hội đồng nhân dân TP HCM đã phê duyệt chủ trương xây mới 3 khối nhà tại bệnh viện bằng kinh phí từ nguồn ngân sách của thành phố gồm Trung tâm Tim mạch trẻ em, Trung tâm Ngoại khoa và Trung tâm Sơ sinh.

Tháng 4/ 2022 vừa qua, Hội đồng Nhân dân TPHCM cũng đã phê duyệt chủ trương xây mới Trung tâm Bệnh lý nhiệt đới.  

Benh vien Nhi dong 1 khanh thanh Trung tam Tim mach Tre em  ​-Hinh-4
Bệnh viện Nhi đồng 1 luôn trong tình trạng quá tải với công suất sử dụng giường bệnh luôn ở mức trên 120%. Ảnh minh họa 

Trung tâm Hồi sức Cấp cứu mới được trang bị hệ thống máy thở hiện đại, phòng áp lực âm, máy lọc máu liên tục, máy ECMO…và triển khai nhiều kỹ thuật hồi sức cấp cứu như lọc máu liên tục, thay huyết tương cứu sống nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng suy gan cấp, hôn mê gan; bệnh nhân tay chân miệng độ IV, bệnh nhân Covid-19 biến chứng nặng.

Đặc biệt gần đây, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã triển khai thành công kỹ thuật ECMO cứu sống nhiều bệnh nhân nguy kịch như Viêm cơ tim tối cấp, sốc phản vệ nguy kịch…

>>> Mời độc giả xem thêm video Hỗ trợ cấp bách xây bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19:

(Nguồn: VTV24)

Trẻ mắc bệnh tim vẫn cần được tiêm vắc xin

(Kiến Thức) - Việc bé 2 tháng tuổi chết sau tiêm vắcxin ở Bắc Giang khiến cha mẹ có con bệnh tim lo lắng. Chuyên gia khẳng định, trẻ bệnh tim vẫn cần tiêm chủng.

Cách nhận biết trẻ mắc bệnh tay chân miệng và phòng ngừa

(Kiến Thức) - Theo thạc sĩ, bác sĩ Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, bệnh tay chân miệng xuất hiện quanh năm, tuy nhiên thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, thậm chí bùng phát thành dịch lớn.

Tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính lây truyền theo đường tiêu hóa thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây cho người khác, dễ bùng phát thành dịch.Trẻ em thường có diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể gặp biến chứng nguy hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong.
Cach nhan biet tre mac benh tay chan mieng va phong ngua
Một bệnh nhi mắc tay chân miệng điều trị tại khoa Truyền nhiễm đang được bác sĩ thăm khám 
Các dấu hiệu của bệnh tay chân miệng bao gồm: sốt (sốt nhẹ hoặc sốt cao) và tổn thương ở da (rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, quanh miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, đầu gối…). Tuy nhiên, nhiều khi cha mẹ phải rất tinh ý mới phát hiện kịp thời. Trong đó, dấu hiệu sớm cảnh báo diễn biến nặng là:

Tin mới